Trang chủ

Vật liệu XD

Quảng Cáo ADS

Bao bì

Thời trang

Tư vấn

Thú cưng

Ẩm thực

Seo Website

Liên hệ

Tin Mới
Saturday, 07/09/2024 |

Có 400 triệu nên kinh doanh gì? Kinh doanh shop quần áo được không?

5.0/5 (1 votes)

Bạn đang tìm kiếm những dự án ý tưởng kinh doanh hay về thời trang quần áo? Bạn đang tìm hiểu về thị trường thời trang và không biết có 400 triệu nên kinh doanh quần áo được hay không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp và trả lời những câu hỏi trên đây.

Ý tưởng kinh doanh shop quần áo

1. 9 Ý tưởng kinh doanh quần áo

Có thể nói lĩnh vực kinh doanh thời trang là một trong những lĩnh vực luôn có nhiều tiềm năng và cơ hội tăng trưởng vững mạnh, mang lại lợi nhuận cao cho các cá nhân, chủ shop hiện nay. 

Nếu bạn đang tìm hiểu về thị trường kinh doanh shop quần áo thì không bỏ qua những ý tưởng kinh doanh thú vị dưới đây.


1.1 Kinh doanh quần áo tự thiết kế

Mô hình kinh doanh thiết kế thời trang quần áo theo yêu cầu hay còn gọi là kinh doanh thời trang tự thiết kế riêng, đây là một trong những ý tưởng kinh doanh quần áo, thời trang được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. 

Chỉ cần có đam mê, khéo tay và đang ấp ủ trong đầu vô vàn ý tưởng mẫu trang phụ, quần áo mới thì bạn hoàn toàn có thể thử sức với ý tưởng này.

Việc tự tay thiết kế những mẫu quần áo theo phong cách yêu thích, tự xây dựng cho một brand cho riêng bản thân sẽ giúp bạn tạo sự khác biệt trong thị trường kinh doanh quần áo. Tuy nhiên ý tưởng kinh doanh này đòi hỏi sự đầu tư và tốn nhiều công sức.

Bạn phải tự tay chuẩn bị tất cả các khâu hậu cần quan trọng không kém như tìm nguồn vải chất lượng, tìm xưởng may, tự thiết kế những mẫu quần áo, tự quảng bá sản phẩm, bán hàng, chăm sóc khách hàng, tự chụp hình ảnh sản phẩm… tất thảy mọi khâu bạn hoặc cùng team tự tay thực hiện.

Vì thế việc này đòi hỏi bận phải có một niềm yêu thích bất diệt với thời trang, một “tinh thần” vững, một sự kiên trì nhất định để cùng nhau vượt qua những thách thức của ý tưởng kinh doanh này và chạm đến những thành công nhất định. 

1.2 Cho thuê thời trang, quần áo

Mô hình kinh doanh cho thuê quần áo cũng là thiết kế quần áo thời trang nhưng thay vì bán cho khách hàng bạn có thể lựa chọn hình thức “CHO THUÊ”. Đây là một trong những ý tưởng rất mới mẻ trong những năm gần đây. 

Đặc biệt là các tín đồ thời trang luôn muốn cập nhật, diện những mẫu quần áo mới nhất, hot nhất mà cần phải sợ “đầy tủ hoặc cạn ví”.

Ý tưởng kinh doanh này còn giải quyết được bài toán giúp khách hàng có cơ hội được trải nghiệm nhiều sản phẩm từ các thương hiệu nổi tiếng yêu thích, các nhà thiết kế nổi tiếng yêu thích. 

Đặc biệt bạn cũng không cần tốn quá nhiều thời gian trong việc đầu tư về việc chụp hình ảnh sản phẩm mà hay tìm kiếm khách hàng tiềm năng mà chính những khách hàng của bạn sẽ giới thiệu, sẽ quảng cáo cho bạn nếu quần áo đẹp, chất lượng dịch vụ tốt.

Vì thế, đây là một ý tưởng kinh doanh đầy mới lạ và thú vị hiện nay.

1.3 Kinh doanh dịch vụ in và thêu họa tiết trên quần áo

Mô hình kinh doanh in thêu quần áo cũng khá thịnh hành hiện nay. Những họa tiết được in, thêu sẽ là điểm nhấn giúp khẳng định những giá trị nhất định và tôn lên vẻ đẹp riêng cho từng bộ trang phục, quần áo khác nhau. 

Đối với bất kỳ bộ quần áo nào thì công đoạn quan trọng nhất, giá trị nhất và quyết định đến sự sang trọng, vẻ đẹp là IN hoặc THÊU họa tiết.


Thông thường, những người nổi tiếng và có điều kiện thường ưa chuộng và lựa chọn những bộ trang phục được may thêu thủ công một cách tỉ mỉ chứ không phải những bộ quần áo sản xuất hàng loạt.

Vì thế ý tưởng kinh doanh dịch vụ in và thêu họa tiết trên quần áo là một ý tưởng độc đáo, mang lại cho bạn nhiều giá trị về kinh tế cũng như thương hiệu nhanh nhất. 

Bạn có thể kết hợp với những đơn vị thiết kế, nhưng đơn vị sản xuất hoặc cũng có thể tự mở mô hình kinh doanh riêng về dịch vụ này.

Nếu như bạn có kiến thức chuyên sâu về họa tiết, hình ảnh và cảm nhận tốt về thời trang thì việc mở cửa hàng thêu, in quần áo có thể là một ý tưởng kinh doanh thời trang tự thiết kế cho bạn. 

Bên cạnh việc kinh doanh này bạn cũng có thể nhận đào tạo in, thêu để vừa tìm kiếm những trợ thủ đắc lực cho mình hoặc có thể kiếm thêm nguồn thu nhập.

>> Bạn có thể tham khảo thêm mô hình kinh doanh in logo lên áo thun theo yêu cầu tại công ty may và in đồng phục Phú Tài

1.4 Gia công và may quần áo đồng phục, đồ cặp

Ý tưởng kinh doanh nhận gia công và may quần áo đồng phục, đồ cặp là một ý tưởng hay có sự kết hợp giữa in và may sẽ giảm được rất nhiều chi phí gia công bên may, đây là một trong những mô hình kinh doanh quần áo chưa bao giờ lỗi mốt. 

Bạn hoàn toàn có thể nhận thiết kế và sản xuất đồng phục theo yêu cầu cho các trường học, doanh nghiệp, công ty, spa, gym… để mang đến những giá trị riêng cho khách hàng.

Với việc gia công này cần phải đầu tư nhà xưởng, công nhân và chú trọng vào khâu thiết kế, lựa chọn chất liệu vải để tạo nên những sản phẩm đẹp mắt, ấn tượng với khách hàng với chi phí phù hợp. 

Vì thế bạn cần đầu tư vào chất lượng sản phẩm cũng như chú trọng khâu thiết kế, in ấn để tạo nên sự khác biệt riêng.

Bên cạnh đó những mẫu đồ cặp, đồ nhóm cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn, lợi thế của ý tưởng này là bạn có thể bán cùng một mẫu với nhiều người cùng một lúc, từ đó doanh thu, lợi nhuận của bạn cũng tăng lên rất nhiều, chi phí được tiết kiệm.

1.5 Mua quần áo từ các trang website nước ngoài và bán lại

Mô hình kinh doanh dịch vụ hàng nhập từ nước ngoài về Việt Nam. Có bao giờ bạn tự tay mua những món hàng từ các trang website nước ngoài và bán lại không? 

Đây là một trong những ý tưởng kinh doanh được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn, bởi mức độ rủi  ro của hình thức này cực ít, nhu cầu muốn sở hữu hàng hiệu, hàng nước ngoài giá rẻ, chất lượng tốt càng nhiều.

Ý tưởng kinh doanh online này giúp bạn không tốn quá nhiều chi phí nhưng đem lại một khoản lợi nhuận bội thu nếu bạn biết các thu hút khách hàng và săn quần áo đẹp, xu hướng mới nhất. 

Bạn có thể săn quần áo, các mẫu thời trang từ nước ngoài độc đáo, ấn tượng từ các chương trình sale, giảm giá,… để bán lại với mức giá phù hợp.

1.6 Nhập quần áo trực tiếp từ xưởng, hoặc đặt gia công và bán sỉ

Nếu bạn có một ít vốn thì việc nhập hoặc đặt hàng gia công quần áo theo yêu cầu, từ đó bỏ sỉ cho các đại lý, các cửa hàng kinh doanh quần áo, các shop quần áo online với giá vừa phải là một ý tưởng hoàn hảo cho dự định kinh doanh quần áo của bạn.

Mô hình này giúp bạn tối ưu hóa được chi phí đầu tư sản xuất, thuê nhân công và mang lại một khoản lợi nhuận khá lớn trong qua việc ăn chênh lệch giá giữa nhà sản xuất và các đại lý, shop quần áo.

1.7 Kinh doanh quần áo secondhand

Mặc dù xu hướng thời trang, quần áo luôn cập nhật mỗi ngày nhưng ý tưởng kinh doanh shop quần áo secondhand chưa bao giờ là bị “bỏ quên” và luôn khẳng định được những vị trí nhất định trong thị trường kinh doanh quần áo hiện nay.


Mô hình kinh doanh này cũng không tốn quá nhiều chi phí. Bạn chỉ cần đầu tư vào việc tìm kiếm những mẫu quần áo “chất” và một sự phối đồ “có gu” thì chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những khoản lợi nhuận khổng lồ. Đây là một trong những ý tưởng kinh doanh quần áo đáng để bạn tham khảo.

1.8 Thiết kế và may quần áo theo yêu cầu

Mô hình kinh doanh nhận thiết kế và may quần áo theo yêu cầu khách hàng. Nếu bạn có một tay nghề thiết kế “cừ khôi”, bạn có một sự nhạy bén trong việc nắm bắt xu hướng thời trang mới của thị trường, bạn có thể may mọi loại quần áo, trang phục phù hợp với nhiều đối tượng thì ý tưởng thiết kế và bán quần áo theo yêu cầu là một sự lựa chọn hoàn hảo.

Ý tưởng này sẽ giúp bạn khẳng định được những giá trị riêng, một thương hiệu riêng, và chắc chắn bạn sẽ sở hữu phong cách không bao giờ “đụng hàng”. 

1.9 Nhận sửa quần áo theo yêu cầu

Đây là ý tưởng kinh doanh, không cần vốn nhiều, nếu bạn muốn an nhàn với số vốn 400 triệu gửi ngân hàng. Mô hình kinh doanh dựa vào năng lực của bạn, kinh nghiệm sửa quần áo. 

Xu hướng freesize ngày một phổ biến, số lượng thọ may ngày một giảm nhưng khách hàng luôn mong muốn sở hữu được những bộ quần áo vừa vặn với vóc dáng của mình thì có thể nói ý tưởng về tiệm sửa quần áo theo yêu cầu riêng là một sự lựa chọn tuyệt vời.

Bạn đừng nghĩ sửa quần áo chỉ đơn giản là việc đơm nút, thay dây kéo, chỉnh sửa đơn giản…. mà vẫn có một số sản phẩm như áo dài, áo vest, đồ may riêng…..cần phải qua sự chỉnh sửa của thợ để đạt đến độ ưng ý hoàn hảo. 

Vì thế đây là một trong những ý tưởng kinh doanh quần áo không tồi mà còn mang lại những lợi nhuận nhất định.

Mô hình này không tốn quá nhiều chi phí, nhưng đòi hỏi sự tỉ mĩ, chỉnh chu đến hoàn hảo để mang lại những bộ quần áo hợp ý nhất, vừa vặn nhất cho khách hàng.

2. Nếu có vốn 400 triệu kinh doanh shop quần áo được không?

Mô hình kinh doanh shop quần áo với 400 triệu, hay cùng KẾT NỐI ADS tìm hiểu những kinh nghiệm hay này nhé. Mở shop kinh doanh quần áo thì nên lựa chọn những ý tưởng kinh doanh nào? Hãy tìm hiểu các loại chi phí khi mở cửa hàng kinh doanh shop quần áo.


2.1 Chi phí kinh doanh shop quần áo

Với chi phí 400 triệu thì bạn hoàn toàn có thể mở một shop quần áo theo ý tưởng kinh doanh của mình. Tuy nhiên “ biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng”, bạn nên cân nhắc và xác định kỹ những khoản chi phí khi mở shop quần áo để có những chiến lược kinh doanh phù hợp, tránh hơi vào tình trạng thiếu hụt.

Các khoản chi phí mở shop kinh doanh quần áo thường là

a) Chi phí thuê mặt bằng

Nếu bạn có sẵn mặt bằng thì bạn đã tiết kiệm được một khoản chi phí nhất định. Tuy nhiên nếu không có thì bắt buộc bạn phải lựa tốn một khoản chi phí kha khá cho việc thuê mặt bằng mở shop.

Thông thường khi mở shop quần áo thì các vị trí đắc địa, vị trí tốt là sự lựa chọn hàng đầu của các chủ shop, giá thuê mặt bằng shop quần áo dao động từ 5-10 triệu đồng/tháng, ở những vị trí tốt thì có thể lên đến 20-30 triệu đồng/tháng. Đồng thời bạn cũng có thể phải tốn một khoản chi phí đặt cọc thanh toán lần đầu là 3-6 tháng.

Vì thế chi phí thuê mặt bằng cố định thông thường dao động khoảng 30 – 120 triệu đồng cho 6 tháng đầu. Nếu bạn thương lượng và thỏa thuận tốt với chủ mặt bằng thì sẽ tiết kiệm được một phần chi phí.

b) Chi phí tiền hàng

Bạn không thể kinh doanh khi không có hàng hóa, quần áo. Nếu bạn thiết kế thì có thể tốn chi phí đầu tư máy móc, trang thiết bị. Bạn mở shop kinh doanh thì phải nhập hàng.

Tùy thuộc vào loại quần áo, chất lượng, phân khúc khách hàng mà bạn cung cấp thì lượng vốn sẽ có sự thay đổi khác nhau. Chi phí nhập hàng thường thường chiếm 40%-50% tổng số vốn bạn có. Chi phí dự kiến ban đầu trong việc nhập hàng có thể lên tới khoảng 70 -120 triệu đồng.

Thêm vào đó, bạn có thể thương lượng với nhà cung cấp hàng lựa chọn phương thức thanh toán gối đầu từng đợt để giảm rủi ro hơn.

c) Chi phí trang trí

Khi mở cửa hàng thì chắc chắn việc thiết kế cửa hàng để tạo nên phong cách riêng, độc đáo, lạ mắt để mang lại những  ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng là điều cần thiết. 

Các vật trang trí cần thiết luôn là điều kiện bắt buộc như dùng cần thiết như ma-nơ-canh khoảng 1 triệu đồng/con, kệ tủ, móc treo đồ cũng khoảng 20-30 triệu đồng, gương soi, đèn,... Thêm các khoản chi khác thì tổng tiền cho trang trí ước tính tầm 30 - 50 triệu đồng, con số này sẽ tăng lên nếu bạn muốn trang trí cầu kì hơn.

d) Chi phí nhân sự

Lương nhân viên là một khoản chi phí không thể thiếu trong kế hoạch mở shop quần áo của bạn. Thời gian đầu bạn có thể thuê nhân viên theo hình thức partime để tiết kiệm chi phí. Lương nhân viên partime dao động khoảng 2-3 triệu đồng/tháng.

e) Chi phí marketing, quảng cáo

Đã không còn cái thời gọi là "hữu xạ tự nhiên hương" nữa, muốn khách hàng biết đến và tới cửa hàng mình mua sắm, bạn cần phải chuẩn bị một kế hoạch marketing chỉnh chu, chưa kể là bạn cần phải chụp ảnh mẫu sản phẩm, thuê người mẫu chụp sản phẩm,….

Đồng thời việc thiết kế và in ấn bao bì, các loại túi nilon đựng quần áo cho khách hàng cũng cần được triển khai để tạo sự đồng bộ cho thương hiệu của shop để thu hút khách hàng. 

Chi phí cho việc marketing, chương trình khuyến mãi, chụp sản phẩm… dao động khoảng từ 10 – 30 triệu đồng/ 1 tháng.

f) Chi phí thành lập hộ kinh doanh shop quần áo

Bạn không thể hoạt động kinh doanh nếu không có đủ giấy tờ pháp lý. Đối với việc ở shop quần áo thì bạn có thể lựa chọn đăng ký kinh doanh hộ cá thể hoặc thành lập công ty tùy theo nhu cầu. 

Các thủ tục thành lập công ty, hộ kinh doanh cá thể cũng có thể đơn giản.

Bạn có thể tự tìm hiểu và thực hiện với chi phí rẻ hơn khi thuê các đơn vị dịch vụ thành lập công ty. Tuy nhiên, nếu bạn quá bận rộn hoặc không có nhiều kinh nghiệm trong việc này thì chỉ với khoảng từ 1,5 triệu đồng bạn hoàn toàn có thể thuê dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc công ty theo yêu cầu.

g) Các khoản chi phí khác

Ngoài những chi phí cụ thể kể trên, bạn có hàng loạt những chi phí lặt vặt như: tiền điện, tiền nước, tiền đi lại,... tuy từng cái không đáng kể nhưng khi gộp lại thì bạn cũng nên dành khoảng 10 triệu đồng cho chúng. 

Lưu ý, đừng nghĩ số tiền nhỏ nên bạn không ghi chép lại, khi kinh doanh, mọi khoản chi cần được tính toán và lưu lại kỹ càng để tránh thất thoát.

h) Dự trù chi phí kinh doanh 6 tháng đầu tiên

Thật chỉnh chu và giúp bạn giảm thiểu những rủi ro trong kinh doanh, xoay vòng vốn và vận hành shop quần áo tốt nhất thì bạn cần dự trù một khoản chi phí cố định cho kế hoạch kinh doanh của bạn từ 3-6 tháng đầu. Bởi những tháng đầu tiên sẽ rất khó có lợi nhuận từ ý tưởng kinh doanh shop quần áo của bạn.

2.2 Vậy 400 triệu nên lựa chọn mô hình kinh doanh shop quần áo nào?

Với 8 khoản chi phí mà chúng tôi liệt kê bên trên thì khi mở shop quần áo bạn cần tốn một khoản chi phí đầu tư ban đầu khoản 130 – 300 triệu đồng và khoảng 45 triệu cho chi phí vận hành hằng tháng (quảng cáo, thuê nhân viên, chi phí khác..)


Như vậy với 400 triệu đồng bạn hoàn toàn có thể hiện thực hóa ý tưởng mở kinh doanh shop quần áo. Tùy vào sở thích, nhu cầu, kinh nghiệm của bạn mà lựa chọn những ý tưởng kinh doanh phù hợp để xây dựng sự nghiệp cho riêng mình. Sau đây là 3 mô hình kinh doanh mà bạn có thể tham khảo:

a) Mở shop kinh doanh quần áo (nhập hàng)

Mở shop quần áo kinh doanh với việc nhập hàng từ các nhà cung cấp, các cửa hàng sẽ mang lại những ưu và nhược điểm sau đây:

>> Ưu điểm:

  • Khách hàng được trải nghiệm, thử quần áo trực tiếp tại shop và lựa chọn theo nhu cầu riêng.
  • Chủ shop có thể nhập nhiều mẫu mã quần áo khác nhau giúp đa dạng sản phẩm, mang đến nhiều sự lựa chọn cho khách.
  • Dễ dàng cập nhật mẫu mới, xu hướng thời trang mới.
  • Nhập số lượng nhiều sẽ được giá tốt.

>> Nhược điểm:

  • Chi phí mặt bằng và trang trí cửa hàng khá cao.
  • Chi phí phát sinh hằng tháng cho shop cũng khá nhiều.

Nếu lựa chọn việc mở shop quần áo bằng mô hình kinh doanh này đòi hỏi bạn phải biết cách quản lý, phân bổ dòng tiền hợp lý bởi chi phí thuê mặt bằng quá cao, kèm theo các chi phí trang trí cửa hàng, các khoản chi phí phát sinh khác…. sẽ ảnh hưởng đến các chi phí khác và hoạt động kinh doanh.

b) Mở shop kinh doanh quần áo (tự thiết kế)

Đối với việc mở shop kinh doanh quần áo bằng việc xây dựng thương hiệu riêng, tự thiết kế những mẫu quần áo theo xu hướng mới nhất sẽ mang lại những ưu và nhược điểm sau đây:

>> Ưu điểm:

  • Tự lựa chọn và định hình phong cách quần áo cho đối tượng khách hàng riêng.
  • Chủ động và đảm bảo được chất lượng sản phẩm.
  • Cập nhật nhanh nhất những xu hướng thiết kế, kịp thời ra mắt sản phẩm để giúp khách hàng có cơ hội trải nghiệm tốt nhất, sang trọng và thời thượng nhất.

>> Nhược điểm:

  • Tốn chi phí đầu tư máy móc để sản xuất quần áo.
  • Chi phí thuê mặt bằng và trang trí cửa hàng tốn kém.

c) Mở shop kinh doanh quần áo online

Nếu như 2 mô hình kinh doanh trên đã chiếm khá nhiều chi phí cho việc thuê mặt bằng cũng như trang trí cửa hàng thì mô hình mở shop quần áo kinh doanh online sẽ là giải pháp hoàn hảo giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn.

Đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều chi phí hơn để đầu tư cho việc quảng cáo, marketing, chụp hình ảnh sản phẩm ấn tượng, độc đáo để tăng thêm doanh thu cho cửa hàng.

>> Ưu điểm:

  • Tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng, trang trí cửa hàng.
  • Có thể nhập hàng theo số lượng thỏa thuận (sử dụng hình ảnh đăng bán và nhập hàng khi có khách mua)
  • Có nhiều chi phí giúp bạn tập trung đẩy mạnh vào đầu tư marketing, quảng cáo, để tiếp cận nhiều khách hàng hơn.

>> Nhược điểm:

  • Khách hàng không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.
  • Khó tạo dựng niềm tin với khách hàng, vì thế chủ shop cần chuẩn bị hình ảnh, video thông tin sản phẩm đầy đủ, đúng sản phẩm.
  • Cần quản lý, chăm sóc khách hàng thường xuyên, liên tục bởi khách hàng không tiếp xúc trực tiếp với shop mà thông qua hệ thống kênh online.

Như vậy, với 400 triệu đồng bạn có thể mở cửa hàng shop thời trang (nhập hàng hoặc tự thiết kế) để kinh doanh, tuy nhiên chi phí thuê mặt bằng, trang trí cửa hàng thường rất nặng. 

Bạn có thể bắt đầu bằng việc xây dựng cửa hàng shop quần áo online, sử dụng các khoản chi phí cố định về thuê mặt bằng, trang trí cửa hàng để đầu tư cho việc quảng cáo, marketing để phát triển mạnh kế hoạch kinh doanh của mình. 

Sau đó, shop phát triển vững mạnh, bạn có thể kết hợp mở cửa hàng shop quần áo offline. 

Dù là ý tưởng nào, lựa chọn mô hình kinh doanh nào bạn cũng cần phải nắm vững những kiến thức về thời trang, phải xác định được hướng đi cho mình, đồng thời sẵn sàng tiếp nhận những kinh nghiệm “xương máu” của những người đi trước để trở thành người

>> Các bạn xem thêm cách đặt tên cho shop quần áo 

3. Lưu ý dành cho người mới bắt đầu kinh doanh shop quần áo


Khi bắt tay vào việc kinh doanh shop quần áo thì cần rất nhiều bản lĩnh, cũng như có kế hoạch rõ ràng để mang lại những hiệu quả, thành công nhất định. Để giúp bạn hạn chế những rủi ro, những khó khăn trong kinh doanh thì sau đây là những lưu ý bạn cần biết


3.1 Am hiểu kiến thức thời trang, nắm bắt xu hướng thị trường

Đam mê, niềm yêu thích sẽ là động lực giúp bạn mở shop quần áo nhưng kiến thức sẽ là con đường, định hướng giúp bạn kiên trì, bước đi dài lâu và chạm đến thành công nhất định.

Vì thế không chỉ đam mê kinh doanh, bạn còn cần phải có kỹ năng cũng như kiến thức về ngành thời trang để có thể phân tích và dự đoán được tiềm năng phát triển, xu hướng thị trường sắp tới. Đây sẽ là lợi thế cạnh tranh, là ưu thế giúp bạn vượt lên những sự cạnh tranh gay gắt trong ngành này. 

3.2 Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể, kỹ càng

Bạn không thể thành công, bạn sẽ phá nát số tiền vốn ban đầu, bạn sẽ bị mắc kẹt trong ý tưởng của mình nếu không có kế hoạch kinh doanh cụ thể. 

Vì thế việc đầu tiên và quan trọng nhất trước khi bắt tay vào dự án kinh doanh shop quần áo thì hãy nghiên cứu thị trường thật kỹ, hãy trả lời cho mình những câu hỏi như là: bạn muốn phát triển một thương hiệu thời trang quy mô lớn/nhỏ ra sao, phục vụ đối tượng khách hàng nào, số vốn cần có để mở cửa hàng, cách tiếp thị, quảng bá sản phẩm của cửa hàng,...? 

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm hoặc học hỏi thêm cách lập kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh càng chi tiết, càng cụ thể sẽ giúp bạn có những hướng đi đúng đắn và giảm thiểu được nhiều rủi ro, chạm đến những thành công nhất định.

3.3 Xác định những khó khăn và chuẩn bị tinh thần

Khi mở shop quần áo thì đồng nghĩa với việc bạn tự làm thuê cho chính bạn, bạn sẽ “đốt” tiền của bạn để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh, đam mê kinh doanh của mình. Và chắc chắn giai đoạn khởi nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thử thách.

Hơn thế nữa, việc kinh doanh không hề đơn giản như khi làm một nhân viên bình thường nếu không làm được việc cùng lắm bị sếp mắng, sếp la hoặc đuổi việc. Kinh doanh là phải đối mặt với vô vàng vấn đề xảy ra. 

Và chắc chắn một điều là những khó khăn này là không ai mong muốn sẽ nhận cả, nhưng chắc chắn nó sẽ xảy ra khi bạn kinh doanh, bạn càng tìm hiểu kỹ, bạn càng chuẩn bị chi tiết thì khả năng “thương đau” của bạn sẽ được giảm thiểu, khả năng đối diện khi xử lý vấn đề sẽ khéo léo, vững vàng hơn rất nhiều.

Bạn biết đấy, trên thị trường hiện nay có biết bao nhiêu thương hiệu thời trang có tiếng, có bao nhiêu shop thời trang mọc lên như nấm. Và, có bao nhiêu mẫu mã thời trang được thiết kế? Rồi bao nhiêu người thành công khi khởi nghiệp.

Những bước chân ban đầu lúc nào cũng khó khăn, thách thức, rất khó nhưng chúng tôi chắc chắn một điều bạn sẽ thất bại ngay từ đầu, sẽ bỏ cuộc ngay từ đầu nếu không chuẩn bị kỹ. Vì thế bạn cần xác định rõ những khó khăn, những thách thức mà mình sẽ đối diện trên con đường sắp tới và vững tin bước bạn nhé.

3.4 Hạn chế, giảm thiểu những rủi ro nhất định

Có rất nhiều rủi ro trong kinh doanh shop quần áo, tuy nhiên ở bài này chúng tôi xin chia sẻ và lưu ý với bạn về 2 rủi ro phổ biến nhất bạn cần lưu ý là: Hàng tồn kho và chất lượng sản phẩm

a) Chất lượng sản phẩm

Tại sao chúng tôi lại đề cập đến vấn đề chất lượng sản phẩm ở đây? Tất nhiên kinh doanh thì chất lượng sản phẩm luôn được chú trọng không phải sao. Vâng thực tế là đúng như chưa đủ.

Việc nhắc đến chất lượng sản phẩm ở mục rủi ro để như thêm khẳng định với bạn rằng tiêu chí quan trọng nhất quyết định đến sự thành công cả một ý tưởng kinh doanh shop quần áo là “CHẤT LƯỢNG”. Đây là tiêu chí hàng đầu, tiêu chí quan trọng bạn cần lưu ý và nhớ trong kế hoạch kinh doanh của mình.

Bởi chắc chắn một điều rằng bạn sẽ không kiếm được khách hàng, bạn sẽ không kinh doanh được, hoặc bạn sẽ không có được uy tín trên thị trường, không xây dựng một thương hiệu được nếu chất lượng sản phẩm không tốt. Vì thế khi lựa chọn nhà cung cấp quần áo, hoặc tự thiết kế quần áo cho riêng mình thì bạn phải lưu ý điều này.

b) Hàng tồn kho

Đối với mặt hàng quần áo, thời trang, không phải cứ có vốn là kinh doanh sẽ có hiệu quả, mà bạn phải biết sử dụng, vận hành nguồn vốn đó sao cho thật hợp lý nhất. Và lưu ý nhất quan trọng không kém gì chất lượng là HÀNG TỒN KHO.

Một vấn đề chắc chắn theo thời gian thì quần áo sẽ bị kém chất lượng và đôi khi còn bị lỗi mốt. Nếu bạn rơi vào trường hợp này thì dòng tiền của bản sẽ bị đóng băng lại. Vì thế bạn nên lưu ý và cân nhắc kỹ trong việc nhập hàng.

Hãy đảm bảo rằng trong cửa hàng của bạn lúc nào cũng có những mẫu mã mới được cập nhật. Nhưng cần phải test hàng đầy đủ, chỉ nên mua với số lượng ít, mỗi mẫu một ít mua nhiều mẫu đa dạng. Từ đó bạn mới có thể xác định mặt hàng đấy có được khách ưa thích hay không, một vài khách hay một số lượng đông đảo khách hưởng ứng?

>>Ý tưởng bán quần áo đồng giá, để kích thích nhu cầu và đẩy hàng tồn kho.

Bán quần áo đồng giá có xa lạ với bạn không? Nhưng vốn dĩ khách hàng thường có nhu cầu mua quần áo số lượng nhiều nhưng giá cả đều “đồng giá”. 

Cảm giác này khiến khách hàng cảm thấy thích thú và sở hữu những món thời trang vô cùng “hời” nên thoải mái lựa chọn.

Vì thế bạn có thể kết hợp những combo sản phẩm, những mặt hàng quần áo thời trang đồng giá để khách hàng có thể lựa chọn thoải mái theo yêu cầu của mình. Quả thật là một ý tưởng kinh doanh quần áo đầy thú vị.

c) Tỉ mỉ và chỉnh chu trong việc đóng gói

Cuối cùng, sau bao nỗ lực bạn đã có thể chốt được những đơn hàng thành công thì phải chú trọng đóng gói cẩn thận để đảm bảo rằng mang đến những chất lượng sản phẩm tốt nhất cho khách hàng. 

Có thể kèm theo những tấm thiệp xinh xinh để thể hiện sự quan tâm và mang đến những giá trị tốt nhất cho khách hàng. Khâu đóng gói này vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự quay lại hay giới thiệu khách hàng mới cho cửa hàng của bạn, vì thế đừng quên đầu tư và chỉnh chu từng chút một bạn nhé. 

Bạn có thể thiết kế những mẫu túi nilon đựng quần áo với những thông tin mang thương hiệu riêng của cửa hàng để khẳng định thêm sự chuyên nghiệp và giúp tiếp cận, quảng bá những khách hàng tiềm năng khác.

Các loại túi nilong đựng quần áo hiện nay bạn có thể tham khao là:

  • Túi hột xoài: sử dụng phổ biến nhất hiện nay cho cả chủ shop online và cả offline.
  • Túi T-shirt 2 quai: sử dụng phổ biến cho các khách hàng khi đến cửa hàng, đến shop quần áo.
  • Túi zipper: sử dụng cho các loại quần áo đóng gói xuất khẩu, các sản phẩm thời trang cao cấp.
  • Túi niêm phong: thường sử dụng cho các shop quần áo online.

Sẽ là một thiếu soát nếu mọi khâu bạn đều chuẩn bị chỉnh chu mà việc đóng gói hàng hóa lại là một thiếu xót, một ảnh hưởng nhỏ đến khách hàng. Vì thế hãy tỉ mĩ ở từng công đoạn bạn nhé. Chúng tôi tin chắc rằng rồi mọi công sức bỏ ra đều xứng đáng nhận được thành quả.

Trên đây là những thông tin bài viết về ý tưởng kinh doanh shop quần áo với vốn 400 triệu đồng. Hi vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin thật hữu ích cho bạn đọc, đặc biệt là những chủ shop quần áo tương lai. 

>> Các bạn xem thêm 1 cá nhân thành lập được bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân

Chúc các bạn có những thành công nhất định trong công việc kinh doanh của mình.

Biên tập: Hồng Lê

BÀI VIẾT LIÊN QUAN