Trang chủ

Vật liệu XD

Quảng Cáo ADS

Bao bì

Thời trang

Tư vấn

Thú cưng

Ẩm thực

Seo Website

Liên hệ

Tin Mới
Tuesday, 30/04/2024 |

Doanh nghiệp thương mại là gì?

5.0/5 (4 votes)

Nếu bạn đang thắc mắc doanh nghiệp thương mại là gì? Đặc điểm của doanh nghiệp thương mại Việt Nam là gì? Các loại hình doanh nghiệp thương mại ở Việt nam gồm mô hình nào? Kế toán doanh nghiệp thương mại sẽ thực hiện các nhiệm vụ gì thì cùng Tân Thành Thịnh giải đáp các thắc mắc trên tại bài viết dưới đây nhé.

Doanh nghiệp thương mại là gì

1. Khái niệm doanh nghiệp thương mại là gì?

Doanh nghiệp thương mại là một đơn vị kinh doanh được thành lập với mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại, tổ chức mua bán hàng hóa nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hoạt động thương mại chủ yếu phân thành 3 loại: mua bán hàng hóa, dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.


Đây là một loại hình doanh nghiệp được quy định chặt chẽ bởi pháp luật và có những yêu cầu hết sức chặt chẽ về loại hàng hóa và hình thức hoạt động. Doanh nghiệp thương mại có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh một các độc lập với các thủ tục đơn giản, nhanh chóng.

A. Công ty thương mại là gì?

Công ty thương mại hay còn được gọi là công ty mua bán hoặc doanh nghiệp thương mại. Công ty thương mại chuyên hoạt động kinh doanh, buôn bán các sản phẩm của doanh nghiệp đến tay khách hàng, người tiêu dùng.

1.1 Đặc điểm của doanh nghiệp thương mại 

Doanh nghiệp thương mại có các đặc điểm nhận diện sau:

  • Nhiệm vụ của doanh nghiệp thương mại là thực hiện đưa hàng hóa, sản phẩm sản xuất đến khách hàng, đến tay người sử dụng.
  • Các sản phẩm của doanh nghiệp thương mại là những hàng hóa, sản phẩm từ những doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp dịch vụ
  • Mục tiêu và hoạt động chính của doanh nghiệp thương mại đền hướng tới khách hàng để mang đến những sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng.

Với những đặc điểm trên đã tạo nên những nét đặc thù riêng biệt của doanh nghiệp thương mại. Nhưng để mang đến những sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu của người sử dụng đòi hỏi doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất hoặc doanh nghiệp dịch vụ phải có sự liên kết rất chắc chẽ cùng hợp tác tạo ra những giá trị tốt nhất cho xã hội và ngày một phát triển vững mạnh.

1.2 Các loại hình doanh nghiệp thương mại ở việt nam

Có 5 loại hình doanh nghiệp thương mại phổ biến tại Việt Nam cụ thể như sau:


a) Doanh nghiệp thương mại kinh doanh chuyên môn hóa

Đây là loại hình doanh nghiệp chuyên kinh doanh tập trung vào một hoặc một nhóm hàng hoá có cùng công dụng, trạng thái hoặc tính chất nhất định, cụ thể.

>> Ưu điểm:

  • Thâm nhập sâu thị trường, tiếp cận và nắm bắt các thông tin người mua, người bán, giá cả thị trường, tình hình hàng hóa, dịch vụ chính xác giúp tăng khả năng cạnh tranh cao.
  • Với lợi thế về chuyên môn hóa, đặc biệt là cơ sở vật chất giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cao so với đối thủ
  • Đội ngũ nhân viên có chuyên môn sâu.

>> Nhược điểm:

  • Chuyển hướng kinh doanh chậm nếu thị trường thay đổi xu thế kinh doanh.

b) Doanh nghiệp thương mại kinh doanh tổng hợp

Doanh nghiệp thương mại kinh doanh tổng hợp là loại hình kinh doanh nhiều loại hàng hoá có công dụng, trạng thái, tính chất khác nhau. Hoạt động kinh doanh tổng hợp không lệ thuộc vào loại hàng hoá hay thị trường truyền thống, bất cứ hàng hoá nào có lợi thế là kinh doanh.

>> Ưu điểm:

  • Hạn chế được một số rủi ro trong kinh doanh do dễ chuyển hướng kinh doanh.
  • Có khả năng quay vòng nhanh, bảo đảm cung ứng đồng bộ hàng hoá cho các nhu cầu.
  • Có thị trường rộng, luôn có thị trường mới, có điều kiện để phát triển các dịch vụ bán hàng.

>> Nhược điểm:

  • Khó trở thành thương hiệu độc quyền trên thị trường.
  • Khó đào tạo được đội ngũ chuyên gia ngành hàng.

c) Doanh nghiệp thương mại kinh doanh đa dạng hóa

Là loại hình doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau như cả sản xuất, cả kinh doanh hàng hóa và thực hiện các hoạt động thương mại, nhưng bao giờ cũng có nhóm mặt hàng kinh doanh chủ đạo có cùng công dụng, trạng thái hoặc tính chất.

Loại hình kinh doanh đa dạng hóa giúp phát huy được tối đa ưu điểm và hạn chế nhược điểm của cả 2 mô hình kinh doanh chuyên môn hóa và kinh doanh tổng hợp của doanh nghiệp thương mại. Vì thế doanh nghiệp thương mại kinh doanh đa dạng hóa được nhiều người lựa chọn ứng dụng hiện nay.

d) Doanh nghiệp thương mại được thành lập và quản lý bởi các cơ quan nhà nước

Đây là loại hình doanh nghiệp do các cơ quan nhà nước thành lập và nắm giữ 100% vốn điều lệ. Hiện nay doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân do nhà nước giao cho vốn kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về quản lý sản xuất chịu trách nhiệm về kinh tế và chịu bù đắp hay hưởng lợi nhuận với mức vốn được cấp đó. 

e) Doanh nghiệp thương mại được thành lập bởi các cá nhân, tổ chức thông thường

Đây là loại hình doanh nghiệp thương mại được thành lập bởi các cá nhân, tổ chức tự xây dựng và chịu trách nhiệm với pháp luật về toàn bộ các hoạt động kinh doanh thương mại cũng như tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thương mại tư nhân không có tư cách pháp nhân.

2. Các loại chi phí trong doanh nghiệp thương mại

Tùy theo từng mục tiêu quản lý của doanh nghiệp thương mại thì có các loại chi phí khác nhau. Để giúp bạn dễ dàng hình dung chúng tôi tạm phân thành 4 loại chi phí doanh nghiệp thương mại như sau:


2.1 Dựa theo nội dung kinh tế của chi phí

Dựa theo nội dung kinh tế của chi phí thì có 2 loại chi phí như sau:

  • Chi phí vận chuyển hàng hoá
  • Chi phí về thu mua, bảo quản và tiêu thụ hàng hoá

2.2 Dựa theo yêu cầu quản lý tài chính và hạch toán

Dựa theo yêu cầu quản lý tài chính và hạch toán thì có 3 loại chi phí như sau:

  • Chi phí mua hàng
  • Chi phí bán hàng bao gồm
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp

2.3 Dựa theo tính chất của các khoản chi phí phát sinh

Dựa theo tính chất của các khoản chi phí phát sinh thì có các loại chi phí như sau:

  • Tiền lương nhân viên
  • Tiền cung cấp dịch vụ 
  • Hao phí vật tư doanh nghiệp thương mại
  • Hao hụt hàng hoá trong quá trình bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ hàng hoá.
  • Các khoản chi phí khác

2.4 Dựa theo tính chất biến đổi của chi phí so với mức lưu chuyển hàng hoá

Dựa theo tính chất biến đổi của chi phí so với mức lưu chuyển hàng hóa thì có 2 loại chi phí như sau:

  • Chi phí cố định: chi phí khấu hao tài sản cố định, tièn thuê kho hàng, cửa hàng trong một thời kỳ, lương cán bộ gián tiếp.
  • Chi phí biến đổi: chi phí bao bì vật liệu đóng gói, lương, chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí vận chuyển bảo quản.

3. Kế toán doanh nghiệp thương mại thực hiện công việc gì?

Kế toán doanh nghiệp thương mại là người thực hiện các công việc liên quan đến kế toán, thuế của công ty, doanh nghiệp thương mại. Tùy vào từng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp thương mại mà có những nghiệp vụ kế toán riêng để đáp ứng yêu cầu công việc. 

Sau đây là các công việc của kế toán doanh nghiệp thương mại.

3.1 Công việc hàng ngày

  • Kiểm tra và hoạch toán hóa đơn mua hàng. Cập nhật kê khai trên phần mềm kế toán
  • Theo dõi xuất nhập kho hàng hóa. Lập phiếu xuất nhập kho (nếu có)
  • Lập hóa đơn bán hàng cho khách hàng (nếu có)
  • Lập phiếu thu, chi, bảng kê với các hoạt động mua bán hàng hóa hằng ngày
  • Theo dõi công nợ chi tiết với nhà cung cấp và khách hàng

3.2 Công việc hàng tháng, quý 

  • Lập các báo cáo hàng hóa cho doanh nghiệp theo tháng và theo quý để cập nhật tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Lập báo cáo thuế theo tháng và quý. Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn
  • Lập báo cáo tài chính và lập quyết toán thuế TNDN và TNCN cho doanh nghiệp

3.3 Công việc cuối năm

  • Lập báo cáo tài chính và quyết toán thuế cuối năm cho doanh nghiệp
  • Rà soát, kiểm tra lại các sổ sách về hàng hóa sau đó hoàn thành các báo cáo cho doanh nghiệp: báo cáo tổng hợp tồn kho hàng hoá, công cụ dụng cụ
  • In đầy đủ các sổ sách kế toán: sổ cái, sổ chi tiết
  • Sắp xếp lại hồ sơ, phân loại và cho vào từng hộp để bảo quản và sử dụng khi cần.

Với những công việc trên đòi hỏi kế toán viên phải có năng lực chuyên môn cao, trách nhiệm trong công việc và sự tận tâm, tỉ mỹ, chu đáo để mang đến hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

Ngày nay, để giúp các doanh nghiệp hạn chế tối đa những rủi ro trong vấn đề về sổ sách kế toán, đảm bảo được tiến độ công việc cũng như tiết kiệm chi phí và xử lý mọi vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng thì dịch vụ kế toán thương mại là một giải pháp hữu hiệu được lựa chọn hàng đầu hiện nay.

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp kế toán trọn gói và đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp? Nếu bạn tìm một đối tác cung cấp dịch vụ kế toán thương mại uy tín và chất lượng tại tphcm để đồng hành cùng doanh nghiệp thì hãy liên hệ ngay Công ty dịch vụ kế toán Tân Thành Thịnh nhé.


Với 17 năm kinh nghiệm hoạt động và phát triển, Tân Thành Thịnh sẽ tư vấn chi tiết về hệ thống kế toán, tài chính và quản trị rủi ro phù hợp nhất cho từng loại hình doanh nghiệp và phương thức hoạt động khác nhau để hỗ trợ doanh nghiệp một cách tốt nhất.

Đến với Tân Thành Thịnh bạn sẽ nhận được những lợi ích sau đây:

  • Đội ngũ nhân viên có năng lực, chuyên môn cao
  • Luôn cập nhật những điều luật mới nhất cho doanh nghiệp
  • Đảm bảo tiến độ và tính ổn định trong công việc
  • Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp
  • Giá dịch vụ kế toán cố định

Đã có rất nhiều doanh nghiệp hoàn toàn an tâm và tin tưởng khi chọn Tân Thành Thịnh đồng hành. Còn bạn thì sao? Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ ngay chúng tôi để được hỗ trợ với thông tin liên hệ dưới đây:

>> Quý khách xem thêm  thuế cit là gì

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

Biên tập: Hồng Lê

BÀI VIẾT LIÊN QUAN