Trang chủ

Vật liệu XD

Quảng Cáo ADS

Bao bì

Thời trang

Tư vấn

Thú cưng

Ẩm thực

Seo Website

Liên hệ

Tin Mới
Monday, 20/05/2024 |

Giấy phép kinh doanh là gì?

5.0/5 (4 votes)

Khi thành lập doanh nghiệp, để doanh nghiệp đi vào hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp thì chủ doanh nghiệp cần thực hiện nhiều nhiều thủ tục hành chính, trong đó có xin giấy phép kinh doanh. Vậy giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh là gì

Đăng ký giấy phép kinh doanh cần những gì? Xin giấy phép kinh doanh ở đâu? Nếu bạn đang thắc mắc những vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

1. Giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh (GPKD) là loại giấy được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.


Theo khoản 1 điều 8 luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.) Trên thực tế chúng ta hay gọi tắt tất cả các loại giấy này gọi tắt là giấy phép kinh doanh.

1.1 Ý nghĩa giấy phép kinh doanh

Việc xin Giấy phép kinh doanh có nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp:

  • Các hoạt động của doanh nghiệp khi có giấy phép kinh doanh tức là được nhà nước cho phép hoạt động và bảo vệ. Đây là bước cần thiết mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần làm để thuận tiện cho công việc kinh doanh.
  • Giấy phép kinh doanh được dùng cho những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật có quy định điều kiện. Bên cạnh đó, các hoạt động như vận tải quốc tế, mua bán xuất khẩu hàng hóa… để xuất hóa đơn đỏ thì cần có giấy phép kinh doanh.
  • Giấy phép kinh doanh cũng thể hiện tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, khẳng định được doanh nghiệp hoạt động hợp pháp, đáp ứng được các điều kiện hoạt động kinh doanh tối thiểu theo quy định cũng như khẳng định quy mô doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng với khách hàng.
  • Giấy phép kinh doanh giúp cho các hoạt động khác của doanh nghiệp sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn. 
  • Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh sẽ nhận được các ưu đãi từ nhà nước như hỗ trợ vay vốn, trừ thuế, hỗ trợ và bảo vệ bằng pháp luật…

1,2 Ai được cấp Giấy phép kinh doanh?

Tất cả các cá nhân, tổ chức khi đầu tư kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện đều được cấp giấy phép kinh doanh khi có đủ giấy tờ hồ sơ hợp lệ và không ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng. 

Lưu ý: Các cá nhân, tổ chức không vi phạm pháp luật hoặc có hành vi không được nhà nước cấp phép

1.3 Nội dung Giấy phép kinh doanh

Nội dung giấy phép kinh doanh sẽ tuỳ vào ngành nghề kinh doanh, loại giấy mà bạn định xin phép. Thông thường GPKD bao gồm các nội dung sau:

  • Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;
  • Hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm kinh doanh, phân phối;
  • Phạm vi các hoạt động kinh doanh;
  • Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
  • Thời hạn của giấy phép;
  • Các nội dung khác.

1.4 Lợi ích khi có giấy phép kinh doanh

Việc đăng ký giấy phép kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp có được những lợi ích như sau:

a)Tính hợp pháp của doanh nghiệp

Hoạt động kinh doanh của DN được nhà nước cho phép và bảo vệ. Đây là bước đầu tiên mà bất kỳ doanh nghiệp nào muốn được Pháp luật công nhận và bảo vệ cũng cần phải làm.

b) Doanh nghiệp được quyền xuất hóa đơn

 Theo Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định: Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, hóa đơn xuất khẩu và một số loại hóa đơn thông thường khác. Trong đó, quan trọng và cần thiết nhất trong hoạt động các doanh nghiệp là hóa đơn GTGT (Hóa đơn đỏ.)

 Hóa đơn đỏ dành cho các đối tượng khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động mua bán nội địa, vận tải quốc tế và xuất khẩu. Và chỉ những đối tượng đã có giấy phép kinh doanh mới được thực hiện việc xuất hóa đơn đỏ.

d) Khẳng định được thương hiệu và quy mô đối với khách hàng

 Thể hiện tư cách pháp nhân của người chủ doanh nghiệp. Khẳng định công ty/ doanh nghiệp đã có đủ điều kiện để kinh doanh.

e) Dễ dàng trong giao dịch

Tư cách pháp lý rõ ràng và hoạt động kinh doanh được hợp thức hóa giúp mọi công tác giao dịch của công ty/ doanh nghiệp dễ dàng hơn.

f) Cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp lớn

GPKD sẽ tạo được sự tin tưởng và có được niềm tin từ các công ty/ doanh nghiệp lớn. Cơ hội phát triển kinh doanh và mở rộng thị trường.

g) Khi đã là doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều ưu

Nhận được nhiều ưu đãi hơn từ Chính phủ, như: Vay vốn, khấu trừ thuế, và các hỗ trợ khác sẽ được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo.

h) Tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp

Hoạt động kinh doanh của công ty/ doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn. Có GPKD kịp thời công ty/ doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều thời gian để xây dựng, phát triển ngành nghề kinh doanh.

Công ty/ doanh nghiệp sẽ có đủ tiềm lực, thế mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, giữ vững được thị trường kinh doanh của mình.

Tận dụng được lợi thế và nắm bắt được xu hướng đầu tư kinh doanh tốt nhất.

2. Điều kiện xin giấy phép kinh doanh

Công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp Tân Thành Thịnh với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thành lập công ty uy tín và chất lượng tại TPHCM. Điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh tuỳ thuộc vào đối tượng cấp và ngành nghề kinh doanh có điều kiện.


a) Đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước

Tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà tổ chức, doanh nghiệp phải đáp ứng để được cấp giấy phép kinh doanh. 

Các điều kiện chủ yếu mà doanh nghiệp phải đáp ứng để được xin Giấy phép kinh doanh thường là:

  • Điều kiện về chứng chỉ hành nghề như: Văn phòng công chứng, công ty luật 
  • Điều kiện về vốn pháp định như: Kinh doanh bất động sản vốn pháp định 20 tỷ

b) Đối với tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài

Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định các điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh cụ thể như sau:

  • Nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
  • Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
  • Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp GPKD;
  • Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

LIÊN HỆ TƯ VẤN NHANH:  0909.54.8888 - 028.3985.8888

3. Phân biệt Giấy phép kinh doanh và Giấy đăng ký kinh doanh

Giấy phép kinh doanh và Giấy đăng ký kinh với tên gọi gần giống nhau nên mọi người thường hay nhầm lẫn. Tuy nhiên, đây là 2 loại giấy tờ hoàn toàn khác nhau.

Chúng ta có thể phân biệt 2 loại giấy tờ này qua những tiêu chí dưới đây:


Giấy phép kinh doanh    
Giấy đăng ký kinh doanh
Ý nghĩa pháp lý

Là sự cho phép của cơ quan quản lý Nhà nước.

Là quyền cho phép (theo cơ chế xin–cho).


Là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước.

Là nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp

Điều kiện cấp phép

Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định 

Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.
Thời hạn tồn tại
Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép, thời hạn thường từ vài tháng đến vài năm.
Do nhà đầu tư quyết định, thường không ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Quyền của nhà nước
Đủ hồ sơ, đủ Điều kiện nhưng cơ quan Nhà nước vẫn có thể từ chối để bảo vệ lợi ích cộng đồng, có thể hạn chế số lượng.
Nếu có đủ hồ sơ hợp lệ, Nhà nước phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.


4. Công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh

Nếu bạn không có thời gian để thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh, bạn cần tập trung vào công việc kinh doanh hoặc bạn không hiểu hết được những thủ tục pháp lý, để tránh vướng mắc pháp lý, hạn chế sai sót trong quá trình làm thủ tục bạn có thể nhờ đến dịch vụ làm giấy phép kinh doanh.


a) Nên chọn dịch vụ làm giấy phép kinh doanh ở đâu?

Dịch vụ thành lập công ty tphcm nhanh và tiết kiệm thời gian Tân Thành Thịnh sẽ giúp bạn hoàn thành hồ sơ một cách nhanh chóng và thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh. Bên cạnh đó còn tư vấn cho khách hàng những vấn đề liên quan đến việc thành thành doanh nghiệp. Cụ thể

- Các hạng mục tư vấn: 

  • Tư vấn pháp luật về thủ tục, hồ sơ thực hiện
  • Tư vấn pháp luật về thủ tục, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
  • Tư vấn pháp luật về mô hình và Cơ cấu tổ chức; Phương thức hoạt động và điều hành; Tư vấn pháp luật Quyền và nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông; Tỷ lệ và phương thức góp vốn…
  • Tư vấn thủ tục, hồ sơ thay đổi/ bổ sung ngành nghề kinh doanh,
  • Tư vấn điều kiện kinh doanh đối với một số ngành nghề;

- Soạn thảo đơn từ, mẫu biểu cho khách hàng

  • Soạn thảo hồ sơ, hoàn thành hồ sơ xin giấy phép kinh doanh
  • Nhận ủy quyền làm việc với cơ quan chức năng

- Tư vấn và thay mặt khách hàng khai báo các loại thuế cần phải nộp sau khi thành lập doanh nghiệp nếu khách hàng có nhu cầu.

b) Xin giấy phép kinh doanh bao lâu thì có?

Với dịch vụ xin giấy phép kinh doanh tại Tân Thành Thịnh sẽ giúp bạn có ngay Giấy phép kinh doanh sau 3 - 5 ngày làm việc.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thành lập doanh nghiệp, Tân Thành Thịnh mang đến cho quý khách hàng dịch vụ làm Giấy phép kinh doanh nhanh gọn – tiết kiệm thời gian và chi phí.

GỌI NGAY TÂN THÀNH THỊNH: 0909.54.8888 - 028.3985.8888 TÂN THÀNH THỊNH LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG QUÝ KHÁCH HÀNG 

Mọi thắc mắc, Quý khách vui lòng liên hệ
CÔNG TY TNHH TÂN THÀNH THỊNH

  • 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
  • 028.3985.8888 - Hotline: 0909.54.8888
  • lienhe@tanthanhthinh.com 

>> Các bạn xem thêm thành lập công ty có cần bằng cấp không

Biên tập: Dung Le

BÀI VIẾT LIÊN QUAN