Trang chủ

Vật liệu XD

Tôn lợp

Du lịch Hải Đăng

Tư vấn

Thú cưng

Ẩm thực

Seo Website

Quảng Cáo ADS

Liên hệ

Tin Mới
Friday, 13/12/2024 |

Mở quán cafe cóc có cần giấy phép kinh doanh không?

5.0/5 (3 votes)

Hiện nay, kinh doanh quán cà phê cóc với mô nhỏ là một trong những hình thức kinh doanh khá phổ biến tại Việt Nam, được nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp. Tuy nhiên, việc kinh doanh mở quán cafe cóc có cần giấy phép kinh doanh? Hãy cùng Báo tin nhanh tìm hiểu về nội dung này nhé.

Mở quán cafe cóc có cần giấy phép kinh doanh

Để giúp khách hàng giải đáp được thắc mắc về vấn đề này, Tân Thành Thịnh xin cung cấp đến các bạn những thông tin về việc xin giấy phép kinh doanh khi mở quán cà phê cũng như tư vấn lựa chọn mô hình kinh doanh quán cà phê phù hợp. Hãy cùng tham khảo nhé!

1. Mở quán café cóc là gì?

Để biết mở quán cà phê cóc có cần Giấy phép kinh doanh hay không trước hết ta cần hiểu rõ cà phê cóc là gì? Quy mô của quán cà phê cóc ra sao?

Quán cafe cóc hay còn gọi là quán cafe nhỏ, là kiểu quán cafe bình dân, quy mô nhỏ. Địa điểm kinh doanh của các quan cafe nhỏ thường nằm ở vỉa hè hoặc ở một số góc phố nhỏ. Đối với quán cafe cóc, thì chỉ cần một quầy pha chế là có thể hình thành một quán cafe cóc điển hình. 

Người uống thường mua cà phê và mang đi. Nếu có thì chỗ ngồi cũng nhỏ hẹp để khách không nán lại quá lâu. Nhiều người còn sáng tạo sử dụng những chiếc xe đẩy, ki-ốt lưu động để thuận tiện bán cà phê.

Theo quy định của pháp luật hiện hành có quy định và các trường hợp kinh doanh KHÔNG PHẢI ĐĂNG KÝ KINH DOANH trong đó có “Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định”. 

Như vậy, hình thức cá nhân kinh doanh quán cà phê cóc sẽ không phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Trả lời: Không phải đăng ký giấy phép kinh doanh..

2. Mô hình quán cà phê nào phải có Giấy phép kinh doanh?

Ngoài mô hình kinh doanh quán cà phê cóc hay hình thức cá nhân kinh doanh quán cà phê thì còn các mô hình quán cà phê lớn hơn như: Hộ Kinh Doanh, Doanh Nghiệp. Nếu bạn muốn thực hiện mở quán cà phê theo những mô hình này thì cần phải THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ KINH DOANH XIN GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM.


2.1 Hộ kinh doanh: 

Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh trung bình hoặc nhỏ. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

>> Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

- Bước 1: Làm hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo mẫu.
  • Bản sao CMND của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình
  • Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Sau chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì người đại diện nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan đăng ký cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, sau 03 ngày làm việc cơ quan nhận hồ sơ đăng ký sẽ trao giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, nếu có đủ các điều kiện. 

2.2 Doanh nghiệp: 

Với loại mô hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh lớn hoặc trung bình. Có những loại hình doanh nghiệp phù hợp với quán cà phê có quy mô lớn đó là: công ty TNHH (1 thành viên, 2 thành viên), Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân.

>> Thủ tục đăng ký doanh nghiệp

- Bước 1: chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp

- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty có chữ ký của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông.
  • Danh sách thành viên/cổ đông, trường hợp thành lập công ty là công ty TNHH 2 thành viên trở lên/công ty cổ phần.
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: 

Thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; 

Quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; thẻ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức.

- Bước 3: Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoặc và đầu tư tỉnh/ thành phố nơi đặt quán cà phê

- Bước 4: Nhận hồ sơ

03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2.3 Thủ tục xin Giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm

Như đã chia sẻ, kinh doanh quán cafe là chuyên phục vụ các loại nước uống, thuộc vào ngành thực phẩm. Chính vì vậy, nếu đã đăng ký kinh doanh bạn cần phải chuẩn bị cho mình một hồ sơn xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm – đây là điều kiện bắt buộc.

Thủ tục xin cấp Giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Bao gồm giấy khám sức khỏe và CMND công chứng của các nhân sự làm việc tại quán. (giấy sẽ có hiệu lực trong vòng 12 tháng)
  • Tờ khai “Đề nghị sát hạch kiến thức VSATTP” theo mẫu. 
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có dấu), 1 bản công bố chất lượng cà phê (có chứng thực), hóa đơn đỏ mua bán cà phê, giấy chứng nhận của cơ sở sản xuất cà phê. 
  •  01 bản vẽ thiết kế mặt bằng cơ sở
  • 01 bản vẽ thiết kế mặt bằng xung quanh
  • Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình phân phối (nếu là đăng ký kinh doanh cá thể thì có thể bỏ qua)
  • 01 bản thuyết minh về trang thiết bị, cơ sở vật chất và các dụng cụ chế biến của cơ sở. 
  • Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người quản lý
  • Giấy xác nhận của chủ cơ sở và người quản lý trực tiếp của cơ sở.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Chi cục ATVSTP hoặc cục ATVSTP.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi nhận được hồ sơ. Người có thẩm quyền tại Bộ Y Tế sẽ cho người xuống kiểm tra trực tiếp chất lượng, nguồn gốc sản phẩm, quy trình làm ra sản phẩm và đánh giá không gian cơ sở vật chất có đạt tiêu chuẩn hay không. Và sau đó cấp giấy chứng nhận VSATTP cho doanh nghiệp.

LIÊN HỆ TƯ VẤN NHANH:  0909.54.8888 - 028.3985.8888 

3. Tư vấn các hình thức kinh doanh quán cà phê hút khách hiện nay

Hiên nay có rất nhiều hình thức kinh doanh quán cà phê độc đáo, mới lạ thu hút được lượng khách hàng khá lớn. Nếu bạn đang có nhu cầu mở quán cà phê thì có thể tham khảo những hình thức mở quán cà phê dưới đây:

3.1 Mô hình quán cafe take away

Mô hình quán cafe take away (cafe mang đi) là những quán có mặt bằng nhỏ, thường chỉ cần kê vừa một quầy pha chế. Khách hàng chỉ dừng lại mua cà phê mang đi và ít khi ngồi lại. 

Mô hình này phù hợp nhất ở những địa điểm du lịch, gần các khu văn phòng, công sở. Giúp các chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí đáng kể vì không cần đầu tư quá nhiều vào thuê địa điểm và vật tư, thiết bị. Menu của những quán cafe này thường rất tối giản, chỉ có một vài món và chủ yếu là cafe.

3.2 Mô hình kinh doanh quán café truyền thống

Đặc thù của những quán này đa số là cà phê phin, cà phê đen đá với những cách pha chế mang đặc trưng riêng của người Việt. Ngoài ra trong menu còn có thêm các loại đồ uống dân dã khác như trà, nước ép hoa quả, sinh tố, v.v… Khách hàng chủ yếu của mô hình này là những bạn trẻ, thích tụ tập cùng bạn bè ở chỗ đông người.

3.3  Mô hình quán cafe nhượng quyền thương hiệu

Hiện nay có rất nhiều thương hiệu cà phê lớn cho phép nhượng quyền thương hiệu như: Trung Nguyên Legend, Milano Coffee, Cộng Cà phê, Highlands Coffee, The Coffee House... 

Khi chọn mô hình quán cafe này, bạn sẽ không mất nhiều thời gian cho khâu thiết kế, chọn nội thất, tuyển nhân sự, chọn nhà cung cấp cà phê. Hơn nữa kinh doanh bằng tên của một thương hiệu có tiếng, có lượng khách nhất định bạn nhanh chóng thu hút được khách hàng nhanh hơn việc gây dựng thương hiệu mới.

3.4 Mô hình kinh doanh quán cà phê sách

Cafe sách là nơi mà khách hàng không chỉ yêu cầu đồ uống ngon chất lượng mà còn cần một không gian yên tĩnh, riêng tư để thả hồn theo những trang sách. Đối tượng của mô hình quán cà phê này thường là những doanh nhân, trí thức, những người yêu thích đọc sách, luôn tìm kiếm một không gian yên tĩnh hoặc là những bạn học sinh, sinh viên. 

Với mô hình này bạn có thể mở quán ở gần trường học hoặc các chung cư và nên thực hiện những phương pháp cách âm để giúp quán có một không gian yên tĩnh.

3.5 Mô hình quán cà phê nhạc Acoutics

Để bắt đầu với mô hình quán cafe độc đáo này, bạn nhất thiết phải đầu tư một dàn âm thanh tốt. Bên cạnh đó, bạn cần tìm ban nhạc acoustic hay để giữ chân khách hàng. Địa điểm của mô hình này cũng cần thuộc khu phố nhộn nhịp, hoặc xa khu dân cư tránh ảnh hưởng đến những khu vực xung quanh. 

3.6 Mô hình quán cà phê sân vườn

Mô hình quán cà phê sân vườn phù hợp với khách hàng yêu thích không gian mở và thoáng đãng. Với mô hình kinh doanh cafe này, điều quan trọng nhất chính là bạn phải tìm được mặt bằng rộng rãi với nhiều cây xanh. Thích hợp ở những khu vực ngoại ô hơn là tại các trung tâm thành phố.

>> Lưu ý: Kinh doanh quán cafe dù mô hình lớn hay nhỏ, thì vấn đề quán trọng nhất đó là chất lượng và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Nếu là mô hình cách doanh lớn, các bạn nên tìm hiểu thêm về các thiết kế quán cafe và đồng phục nhân viên quán cafeđây là một trong những yêu tố gây ấn tượng cho quán.

4. Kinh nghiệm đặt tên quán cà phê hay và ý nghĩa

Ngoài những yếu tố về phong cách quán, vị trí mở quán và chất lượng thức uống, đặt tên quán cafe hay, dễ nhớ là yếu tố quan trọng để quán cà phê của bạn thu hút hơn. Hãy thử những cách đặt tên quán cà phê hay, ấn tượng dưới đây.

4.1 Nguyên tắc đặt tên quán cà phê

a) Tên dễ nhớ

Hiện nay, thị trường kinh doanh quán cà phê rất khốc liệt. Chính vì thế, để quán  của bạn đọng lại trong lòng khách hàng thì cần một cái tên thật dễ nhớ, để khi khách hàng có nhu cầu uống cà phê lại nhớ ngay đến quán của bạn.

b) Tên ngắn gọn

Tên ngắn gọn vừa dễ nhớ vừa độc lạ, giúp dễ đi sâu vào tâm trí khách hàng. Bạn chỉ nên chọn đặt tên quán ngắn gọn với 2 hoặc 3 từ thậm chí 1 từ là đã đủ.

c) Tên độc đáo và khác biệt

Giữa muôn vàn quán lớn nhỏ, độc đáo và khác biệt chính là điều “ăn điểm” với khách hàng.

Đặc biệt là những tên mà bạn đặt không nên trùng với các thương hiệu khác nếu không bạn sẽ phải chịu sự cạnh tranh khá lớn và hiểu nhầm của khách hàng.

d) Phù hợp với khách hàng mục tiêu

Chính bạn là người nắm rõ nhất khách hàng mục tiêu của mình là những ai, đối tượng nào mà có đặt tên cho phù hợp nhất. Nếu đối tượng của bạn là đối tượng tuổi teen uống cà phê và check in sống ảo thì nên đặt những cái tên dễ thương, nhí nhảnh. 

Nếu khách hàng của bạn thuộc độ tuổi trung niên, cần không gian yên tĩnh để thư giãn thì nên đặt những cái tên mang tính gợi nhớ, sâu lắng.

4.2 Cách đặt tên quán cà phê hay

a) Đặt tên quán cà phê tạo ấn tượng

Hiện nay, quán cà phê xuất hiện tràn ngập khắp phố phường, nếu không đặt cho quán cà phê mình một cái tên hay, độc lạ, ấn tượng thì quán cà phê của bạn rất khó ghi điểm trong lòng khách hàng .

Quán cà phê muốn được chú ý phải đặt một cái tên càng độc lạ càng tốt. Chẳng hạn như: Cà phê Dở Ẹc…đảm bảo với những cái tên như vậy sẽ để lại ấn tượng khó phai trong lòng khách hàng.

b) Đặt tên quán café theo mô hình kinh doanh

Bạn có thể dựa theo mô hình kinh doanh quán cà phê của bạn mà đặt tên quán cho mìn. Đây cũng là một trong những cách đặt tên quán cà phê hay, giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm khi có nhu cầu như: Cà phê Cá Koi, cà Phê Sách Hay…

c) Đặt tên quán cafe bằng tiếng Anh, Pháp

Đặt tên quán cafe bằng tiếng nước ngoài sẽ giúp cho quán của bạn trở nên cao cấp hơn. Chính vì thế, nếu quán của bạn nằm ở những khu trung tâm hay trên phố Tây thì hãy nhớ lựa chọn những cái tên tiếng Anh, Pháp thật “kêu” để đặt cho quán của mình nhé!

Bạn cũng có thể đặt tên quán cafe tiếng anh hoặc theo nhiều nước khác nhau, miễn có ý nghĩa hay là được.

d) Đặt tên quán cà phê 01 chữ

Đặt tên quán cafe hay theo một chữ duy nhất không chỉ ngắn gọn, dễ nhớ, ấn tượng mà thường sẽ mang ý nghĩa nhất định.

Khách hàng nhìn vào sẽ thấy được quán của bạn độc đáo và mang một phong cách riêng biệt. Chẳng hạn như: Cộng cà phê, cà phê Mộc…

e) Đặt tên quán cafe bằng con số

Thay vì đặt tên quán cafe một cách thông thường, bạn có thể dùng con số mình yêu thích để đặt tên cho quán cà phê của mình như: Cafe 99, Cafe 1962…

f) Đặt tên quán cà phê bằng cụm từ viết tắt

Khi bạn muốn truyền đạt 1 thông điệp, 1 ý nghĩa nhưng nó lại quá dài thì dùm cụm từ viết tắt cũng là một ý tưởng cho tên quán cà phê hay.

Đôi khi sự viết tắt này lại kích thích sự tò mò của khách làm họ phải đoán nhiều và nhớ đến quán mình thật nhiều. 

g) Đặt tên quán theo đối tượng khách hàng

Với cách đặt tên này bạn cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu cho quán cafe mình và đặt tên cho quán cà phê phù hợp với những đối tượng đó.

Những người yêu thích nhạc Trịnh, có thể đặt tên: Cafe Trịnh – Xưa & Nay.

h) Đặt Tên Quán Cafe Theo Địa Chỉ Tên Đường.

Một cách khác để tạo cho khách hàng nhớ đến quán cafe của bạn là đặt tên quán cà phê theo địa chỉ như tên đường hoặc khu phố.

Cách đặt tên này vừa tiện lợi giúp khách hàng nhớ cả địa chỉ quán để mỗi lần tìm đến không cần phải kiểm tra lại địa chỉ. Nhiều khi bạn xây dựng được thương hiệu quán cafe của mình.

4. Công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh

Với hơn 19 năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ khách hàng, Tân Thành Thịnh cung cấp dịch vụ thành lập công ty trọn gói uy tín, cam kết hỗ trợ khách hàng hoàn tất mọi hồ sơ, thủ tục với chi phí thấp nhất, tiết kiệm thời gian, chi phí và hạn chế mọi rủi ro.

Đội ngũ nhân sự Tân Thành Thịnh đảm bảo 100% thành công khi đăng ký thành lập bởi mỗi thành viên, nhân sự được Tân Thành Thịnh tuyển chọn gắt gao từ khâu đầu vào, sở hữu năng lực chuyên môn cao, nắm vững quy trình chuẩn bị hồ sơ và xử lý mọi vấn đề liên quan trước – trong - sau khi thành lập.

3.1 Lợi ích khi lựa chọn công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh

Hơn thế nữa, họ luôn rất nhạy bén trong việc cập nhật những thay đổi mới nhất về những thông tư, luật lệ mới nhất để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho doanh nghiệp. Đến với Tân Thành Thịnh bạn sẽ nhận được những lợi ích sau đây:

  • Thời gian thực hiện nhanh chóng.
  • Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
  • Hỗ trợ tư vấn chi tiết các thông tin quan trọng, cần thiết khi thành lập doanh nghiệp như: đặt tên công ty không trùng lặp, địa chỉ đặt trụ sở chính, người đại diện pháp luật, ngành nghề đăng ký kinh doanh, hướng dẫn kê khai mức vốn điều lệ phù hợp nhất với doanh nghiệp….. theo đúng quy định pháp luật.
  • Soạn thảo hồ sơ, đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan ban ngành.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia, khắc con dấu công ty và công khai mẫu dấu đúng quy định và thời gian sau khi thành lập doanh nghiệp.

3.2 Quy trình đăng ký dịch vụ tư vấn thành lập công ty tại Tân Thành Thịnh

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin, tư vấn khách hàng về mọi vấn đề liên quan đến pháp lý và quyền lợi, nghĩa vụ thành lập công ty rõ ràng, cụ thể nhất.
  • Bước 2: Chuẩn bị những giấy tờ liên quan, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty.
  • Bước 3: Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập công ty.
  • Bước 4: Đại diện doanh nghiệp thực hiện hoàn tất cả thủ tục sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Bước 5: Đồng hành cùng doanh nghiệp hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh sau khi thành lập công ty.

3.3 Cam kết dịch vụ

Hơn 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thành lập doanh nghiệp – Tân Thành Thịnh đã đồng hành và giúp đỡ cho hơn 20.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mọi ngành nghề khác nhau. Đến với Tân Thành Thịnh bạn hoàn toàn an tâm bởi: 

  • Tư vấn chuyên nghiệp.
  • Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
  • Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào.
  • Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
  • Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
  • Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.

Đã có rất nhiều doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định và hoàn toàn không còn lo lắng gì về các vấn đề pháp lý, hồ sơ chứng từ khi thành lập công ty. Còn bạn thì sao? Liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được tư vấn các vấn đề pháp lý hoàn toàn miễn phí khi thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

>> Các bạn xem thêm có 400 triệu nên kinh doanh gì

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

Biên tập: Dung Le

BÀI VIẾT LIÊN QUAN