Trang chủ

Vật liệu XD

Quảng Cáo ADS

Bao bì

Thời trang

Tư vấn

Thú cưng

Ẩm thực

Seo Website

Liên hệ

Tin Mới
Sunday, 06/10/2024 |

Cách phân biệt con sam và con so biển - Kết Nối Ads

5.0/5 (14 votes)

Nếu bạn là tín đồ về hải sản thì chắc hẳn bạn cũng không còn xa lạ gì đối với sam biển và so biển đúng không nào. Cả 2 loại hải sản này đều thuộc họ nhà Sam, tuy nhiên sam biển thì mang lại rất nhiều chất dinh dưỡng còn So biển thì lại là loại hải sản chứa nhiều độc tố và có thể gây chết người.

Phân biệt con sam và con so biển

Thực tế đã có không ít trường hợp bị ngộ độc thực phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe khi ăn phải so biển. Vậy con sam biển là con gì? Con so biển là con gì? Cách nhận diện, phân biệt con sam và con so như thế nào để tránh ngộ độc. Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây bạn nhé.

1. Con sam biển

Sam biển là loài hải sản thuộc họ chân khớp duy nhất trong phân bộ Xiphosurida, Bộ Đuôi kiếm (Xiphosura). Hay gọi đơn giản là Họ Sam với tên khoa học là Limalus polypherlus.


Loài sam được các nhà khoa học coi là hóa thạch sống bởi từ 200 triệu năm trước cho đến nay thì hình hài của chúng không hề có sự thay đổi.

1.1 Đặc điểm con Sam biển

Sam là loài sinh vật biển thở bằng mang, một bên mang có 150 tấm mỏng hình lá cây dùng để hút oxi trong nước. Chúng có 6 đôi chân, trong đó 4 đôi dùng để di chuyển trên cát và dưới đáy biển.

Hai đôi chân phía sau to và khỏe hơn chịu trách nhiệm đẩy toàn bộ cơ thể hoặc hỗ trợ khi bơi, 2 chân phía trước ngắn hơn với nhiệm vụ kẹp, giữ con mồi không chạy thoát và dùng để đưa thức ăn vào miệng.

Chúng có 4 mắt, trong đó có hai mắt lồi ra ở bên thân và hai mắt còn lại ở trên đầu nằm sát vào nhau. Thoạt nhìn thì ngoại hình của con Sam rất giống với chiếc mũ sắt úp, phần mai rất dày và cứng. Ở phần đuôi sam có gờ mặt lưng, hình tam giác. 

Với ngoại hình vô cùng đặc trưng và cứng như thế nên nhiều người dân hay gọi Sam với cái tên vô cùng lạ và độc đáo là “xe tăng biển” hay “mũ sắt". Vì phần mai cứng như sắt.

1.2 Kích thước và cân nặng của Sam biển

Kích thước trung bình của sam biển trưởng thành là từ 30 - 60cm và nặng khoảng từ 3 – 3.8kg. Kích thước sam cái thường lớn hơn kích thước của Sam đực. Trong suốt quá trình lớn lên sam sẽ lột xác khoảng 20 lần.

1.2 Sam biển sống ở đâu?

Đối với Sam biển thì chúng thường sống ở các dải cát có thủy triều cao. Sở hữu chiếc đuôi dày, nhọn với nhiều gai hình móc câu có thể giúp chúng tự lật ngửa mình lại nếu bị sóng xô ngã. 

Tại Việt Nam ngay nay, Sam biển xuất hiện nhiều ở vùng biển Miền Trung như: Cát Bà, Hạ Long, Đà Nẵng… còn các vùng khác như Cần Giờ hay Vũng Tàu thì thi thoảng mới bắt gặp.

1.3 Mùa sinh sản của Sam biển

Sam cũng là loài vật đẻ trứng, trứng của chúng rất nhỏ và cực kỳ nhiều. Sam biển thường sinh sản vào khoảng tháng 5-6. Vào mùa sinh sản chúng sẽ dạt vào bờ cát để đẻ trứng. Dù là sinh sản hay bình thường thì chúng vẫn song hành thành từng cặp, đi đâu cũng có 1 con đực, 1 con cái song hành

Sam con mới nở ra chưa có đuôi, vỏ của chúng rất mềm và cũng không lớn theo cơ thể nên khi sam đủ 4 tháng tuổi chúng sẽ bị trật trong bộ "áo" đó, chiếc "áo" sẽ tự rụng, sam được lột xác.

2. Con so biển loài có độc?

Con so biển hay sam nhỏ (Carcinoscorpius rotundicauda) là một loài trong họ Sam (Limulidae). Tên tiếng Anh của loài này là mangrove horseshoe crab, có nghĩa là cua móng ngựa vùng ngập mặn. So biển có thân vỏ cứng hình móng ngựa vô cùng cứng cáp, thường di chuyển 1 mình ở các vùng nước cạn.


2.1 Đặc điểm con so biển

So biển có thân hình cứng cáp với chiếc vỏ móng ngựa. Toàn thân của chúng màu xanh nâu đậm, đuôi không có gờ mặt lưng.

Phần đuôi con so biển có tiết diện tròn hoặc bầu dục và không hề có gai nhọn. Các khoanh tròn trên mình so biển thường cách đuôi từ 3 - 4cm chứ không phủ đều toàn thân như sam. Vì thế con so biển hay còn được gọi là Sam đuôi tròn hoặc sam lông.

2.2 Kích thước con so biển

So có kích thước bé hơn Sam biển. Kích thước So biển trưởng thành thường dài khoảng 20 – 25cm, chưa kể đuôi, khối lượng nhỏ hơn 1 kg.

2.3 So biển sống ở đâu?

So thích sống ở các lạch nước ngọt. Chúng sống và di chuyển độc lập. Ở nước ta so biển thường sống ở các vùng sình lầy ven các bờ vịnh Bắc Bộ, miền Trung và Nam Bộ.

2.4 Tác hại khi ăn phải so biển

So biển có ngoại hình khá giống với Sam nhưng đây là loài vô cùng độc hại, nếu ăn phải so biển cơ thể và sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong vòng từ 30 phút – 2h sau khi ăn. Vì thế bạn cần phải lưu thận trọng và lưu ý trong việc phân biệt So biển và Sam biển.

Theo các nghiên cứu mới nhất thì cơ thể so biển có chứa độc tố tetrodotoxins C11 H17 O8 N3, đây là chất độc thần kinh, rất độc, gây tử vong cao. Chất độc tố được tập trung chủ yếu ở buồng trứng. Trong mùa sinh sản, mức độ sản sinh ra độc tố số lượng lớn. Độc tố từ buồng trứng có thể lây lan sang các bộ phận khác của So.

Lưu ý: Khi ăn nhầm so biển

Nếu trường hợp bạn ăn Sam nhưng nhầm phải so biển, cơ thể có các riệu chứng đau bụng, tê môi, đầu lưỡi, nôn, ói, hoặc nặng hơn là co giật, tụt huyết áp…. Thì nên uống thật nhiều nước, tìm cách ói sạch lượng thức ăn vừa ăn và nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất.

3. Cách phân biệt con sam và con so

Phân biệt Sam biển và So biển có ngoại hình rất giống nhau, tuy nhiên Sam biển là loại hải sản có rất nhiều dinh dưỡng nhưng so biển lại là loại cực độc. Đã có rất nhiều trường hợp ăn Sam biển mà nhầm lẫn thành So ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.


Vì thế bạn phải thật cẩn trọng trong việc ăn uống Sam biển. Có 4 đặc điểm giúp bạn dễ dàng phân biệt hãy cùng, Báo tin nhanh tìm hiểu về con sam và con so biển để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra như sau:

3.1 Dựa vào môi trường sống

Đối với Sam biển thì chúng thường sống ở các dải cát có thủy triều cao. Ngược lại thì So thích sống ở các lạch nước ngọt.

3.2 Dựa vào kích thước

Sam biển thường có kích thước lớn hơn con so, dài khoảng 30-60cm và nặng khoảng 3,8kg. So nhỏ hơn sam, thường dài từ 20 - 25cm và nặng dưới 1kg.


Tuy nhiên bạn cũng cần phải lưu ý đối với những con sam trưởng thành mới có kích thước và cân nặng như trên còn những con sam nhỏ, chưa trưởng thành thì kích thước cũng gần bằng với so biển nên rất có thể bị nhầm lẫn.

3.3 Dựa vào hình dạng đuôi

Điểm giúp bạn nhận diện và phân biệt dễ nhất giữa con sam và con so biển là đặc điểm phần đuôi.


  • Đối với sam biển

Phần đuôi sam biển có tiết diện hình tam giác, 3 cạnh chụm lại kéo dài đến tận cuối đuôi. Đỉnh tam giác có gai nhọn như lưỡi cưa. 

Trên mình con sam thường có nhiều khoanh tròn dọc từ đầu đến đuôi.

  • Đối với so biển

Phần đuôi con so biển có tiết diện tròn hoặc bầu dục và không hề có gai nhọn.

Các khoanh tròn trên mình so biển thường cách đuôi từ 3 - 4cm chứ không phủ đều toàn thân như sam.

3.4 Dựa vào đặc điểm khi di chuyển

Con sam thường đi một cặp, con đực có kích thước nhỏ hơn và bám trên lưng con cái nên dân gian có câu “dính như sam”. So biển thường đi đơn lẻ, tuy nhiên vào mùa giao phối so đực và cái có thể đi cùng nhau, nên chú ý kĩ điều này.


Trên đây là 4 đặc điểm giúp bạn có thể phân biệt con sam và con so. Tuy nhiên có những tình huống như sam có cùng kích thước với so hoặc rơi vào đúng mùa sinh sản của so thì chúng cũng di chuyển cặp giống y như sam làm chúng ta khó phân biệt được.

VIDEO CÁCH PHÂN BIỆT CON SO VÀ CON SAM

Để tránh rơi vào những trường hợp trên thì bạn nên nhờ những người có kinh nghiệm để giúp bạn phân biệt con sam và con so chuyên nghiệp như đầu bếp, nhà hàng lớn, uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi muốn thưởng thức sam biển.

4. Các món ăn ngon chế biến từ sam biển

Sam biển là một trong những đặc sản của các tỉnh ven biển. Dù được sơ chế rất kỳ công nhưng bao món ăn được làm từ Sam biển không bao giờ làm thực khách thất vọng. Nhất là món trứng sam nướng độc đáo, vị ngon, ngọt đặc trưng không giống với bất kỳ loài hải sản nào.


Sau đây là các món ăn ngon được chế biến từ Sam biển mà nếu có cơ hội thưởng thức thì bạn nhất định không được bỏ qua nhé.

4.1 Món trứng Sam

Món trứng Sam được chế biến từ những con Sam cái khi chuẩn bị vào mùa sinh sản với bụng trứng đầy tràn. Chỉ cần rửa sạch sẽ Sam biển và lật ngửa con sam lên, tách yếm và bỏ ruột sau đó dùng dao rạch bụng ra lấy trứng và đem đi nướng.


Trứng sam rất dẻo và thơm lừng sau khi nướng sẽ làm bạn nao lòng và muốn thưởn thức ngay. Màu trứng vàng ươm vô cùng đẹp mắt. Trứng sam nướng rất bổ dưỡng, nhiều đạm, có thể ăn kèm mắm ớt cay và các loại rau, gia vị cay nóng, tránh lạnh bụng.

4.2 Chân sam xào chua ngọt

Chân sam biển xào chua ngọt cũng là một món ăn đặc sắc và bổ dưỡng. Rất dễ ăn, độ ngọt và tươi sống của thịt Sam hòa cùng với các loại rau củ kèm theo vị chua chua, ngọt ngọt ngon đến khó tả của gia vị chắc chắn sẽ làm bạn căng bụng và thưởng thức tới miếng cuối cùng.


4.3 Gỏi thịt sam kèm trứng

Một món ăn cùng với thịt Sam phải kể đến tiếp theo là Gỏi Sam lạ miệng, đậm đà hương vị biển. Món gỏi Sam này được chế biến rất công phu. Thịt sam phải được nướng trên bếp than cho chín vàng, thơm lừng rồi mới xé nhỏ và trộn cùng với các loại rau răm, húng, lạc, vừng... tạo thành món gỏi sam ngọt, thơm.


Gỏi sam thường ăn với mù tạt hoặc nước mắm chanh ớt thật cay để cân bằng tính hàn của thịt sam và vị cay nồng, thơm của ớt, sả.

4.4 Sam bao bột rán

Món sam bao bột rán là món ăn cực kỳ hấp dẫn, hương vị thịt Sam thơm ngọt vẫn được giữ lại, hòa cùng với lớp bột bao rán bên ngoài ròn rụm, vàng ươm. Món ăn này là một trong những món ăn được rất nhiều thực khách yêu thích và lựa chọn khi muốn thưởng thức Sam biển.

Ngoài những món sam biển nổi tiếng trên thì sam biển còn được chế biến với các món khác như là: tiết canh sam, sam sào xả ớt, trứng sam sào lá lốt, sam hấp, sụn sam nướng, sam xào miến…mang đậm hương vị biển đặc trưng. 

Thịt sam thuộc loại hàn tính nên các đầu bếp luôn khéo léo chế biển lồng vào những gia vị nóng như sả, ớt… để giúp cân bằng âm dương nhưng vẫn giữ được hương vị riêng và độc đáo của loài hải sản tự nhiên này.

Trên đây là những thông tin về con Sam biển và con so biển cũng như cách phân biệt con sam và con so. Hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

>> Các bạn xem thêm món cá lốc nướng giấy bạc

Biên tập: Hồng Lê

BÀI VIẾT LIÊN QUAN