Trang chủ

Vật liệu XD

Tôn lợp

Du lịch Hải Đăng

Tư vấn

Thú cưng

Ẩm thực

Seo Website

Quảng Cáo ADS

Liên hệ

Tin Mới
Thursday, 14/11/2024 |

Từ marketing digital, branded, content strategy, seo content là gì?

5.0/5 (2 votes)

Content là một trong những nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong sự thành công của một chiến dịch marketing, mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Vậy content là gì? Có những dạng content nào? Báo Tin Nhanh sẽ chia sẻ đến bạn tất cả những khái niệm về content và giúp bạn phân biệt một cách chi tiết.

Content là gì?

1. Các khái niệm về Content

Content là bất kỳ nội dung nào có thể sử dụng để truyền đạt thông tin tới một đối tượng với một cụ thể nào đó. Nội dung có thể tồn tại dưới nhiều hình dạng khác nhau như là bài viết, video, ảnh, âm thanh, ebook…


Content đóng vai trò quan trọng trong mỗi hình thức tiếp thị của doanh nghiệp, vì thế một content chất lượng sẽ góp phần tăng thêm sự thành công cho mỗi chiến dịch marketing.

1.1 Content marketing là gì?

Content marketing là một chiến dịch marketing mà nhãn hàng tạo ra nhằm tạo ra và phân phối các content có giá trị nhất với người dùng, phân phối ngẫu nhiên, không phụ thuộc vào các công cụ truyền thông, quảng cáo. 

Mục đích cuối cùng của content marketing là thúc đẩy các hành động tiếp theo của người dùng dựa trên những nội dung giá trị. 

Vậy content là một phần của marketing, nhưng content marketing không phải là một nghề mà là một chiến dịch marketing.

1.2 Digital content là gì?

Digital Content là những nội dung tồn tại ở dạng dữ liệu số hóa được truyền tải bởi các phương tiện truyền thông số (Digital media). 

Digital Content có thể tồn tại dưới các định dạng tệp như: âm thanh, video, văn bản, đồ họa, hình động, hình ảnh. Trong ngày nay chỉ cần một thao tác nhấp chuột sẽ vấp phải nội dung số.

Digital content mang lại rất nhiều hiệu quả trong quá trình thúc đẩy phát triển hoạt động của doanh nghiệp như: quảng bá thương hiệu, tối ưu hóa mục tiêu cho khách hàng và tăng chuyển đổi, mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

1.3 Content strategy là gì?

Content Strategy là chiến lược nổi dung. Nghĩa là đưa ra định hướng, chiến thuật và cách thức tiến hành phát triển nội dung nhằm đạt được các mục tiêu tiếp thị, truyền thông. 

Một chiến lược nội dung tốt sẽ là nền tảng vững chắc để tiếp cận khách hàng, xây dựng thương hiệu và đạt được những mục tiêu nhất định cho doanh nghiệp.


Để xây dựng một chiến lược nội dung chất lượng, hiệu quả thì 3 yếu tố quan trọng dưới đây bạn có thể dựa vào để nghiên cứu khi bắt đầu:

  • Nghiên cứu công ty
  • Nghiên cứu khách hàng
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

1.4 Branded content là gì?

Branded content là nội dung định hướng thương hiệu. Nội dung này có nhiều hình thức khác nhau như bài viết, video, podcast hoặc ebook…Khác với những nội dung quảng cáo khác, Branded content không tập trung vào tính năng, lợi ích của sản phẩm mà nhấn mạnh vào những giá trị của thương hiệu và nhãn hàng mang lại.

Một branded content tốt thường khai thác những nội dung cực kỳ sâu, chạm đến đúng insight khách hàng và phù hợp với tính cách, cá tính của thương hiệu. Branded content tập trung vào khách hàng và luôn có yếu tố sáng tạo, mới mẻ để kết nối với khách hàng

Nielsen đã chỉ ra rằng, branded content chiếm tới 86% định hướng thương hiệu, trong khi đó đối với quảng cáo thông thường tỷ lệ này chỉ đạt 65%

1.5 Seo content là gì?

Seo content là nội dung được xây dựng dựa trên bộ từ khóa để tối ưu hóa thứ hạng trên các bộ máy tìm kiếm Google, Bing, Yahoo… từ đó thu hút lượng truy cập và tăng tỉ lệ chuyển đổi cho website. Seo content hay còn gọi là nội dung seo website.

Seo content là một trong 3 yếu tố quan trọng hàng đầu mà google dựa vào để xếp hạng website: nội dung, liên kết và trải nghiệm người dùng trên websitet.

1.6 Content copywriter là gì?

Copywriter là nội dung quảng cáo theo đối tượng. Content copywwriter hay copywriter là nhà sáng tạo nội dung. 

Nhiệm vụ của một copywriter là sử dụng ngôn ngữ khéo léo, có tính sáng tạo để quảng cáo sản phẩm, đánh đúng tâm lý người đọc và tạo ra cảm xúc để nâng cao nhận thức về thương hiệu và thuyết phục người dùng thực hiện một hành động cụ thể ngay lập tức.

Các dạng nội dung của copywriting có thể là một slogan, tagline, đặt tên sản phẩm, kích bản quảng cáo, film ảnh…

1.7 Content is king là gì?

Content is king nghĩa là nội dung là vua. Đây là một hình thức ví content như là phương tiện, vũ khí lợi lại nhất để truyền đạt những thông điệp và tiếp cận khách hàng. Qua đó cho ta thấy content đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là sợ dây kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng.

2. Phân biệt strategy và branded content

Theo như các định nghĩa bên trên thì Strategy content và Branded content là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau và được sử dụng với mục đích khác nhau trong một kế hoạch, chiến dịch marketing. Báo Tin Nhanh xin chia sẻ đến bạn sự khác nhau giữa Strategy content và branded content như sau:


2.1 Mục đích

  • Strategy content: đưa ra định hướng, chiến thuật và cách thức tiến hành phát triển nội dung nhằm đạt được các mục tiêu tiếp thị, truyền thông.
  • Branded content: dựa vào insight của khách hàng mục tiêu, khai thác những nội dung cực kỳ sâu, chạm đến đúng insight khách hàng mục tiêu để xây dựng hình ảnh, tính cách và cá tính của thương hiệu.

2.2 Cách thức vận hành

  • Strategy content: xây dựng chiến lược tổng thể cho nội dung theo chiến dịch cụ thể để từ đó có kế hoạch phân phối nội dung một cách hợp lý nhất và đạt được những mục tiêu cụ thể. Strategy content có thể bao gồm cả branded content.
  • Branded content: xây dựng niềm tin cho khách hàng bằng những nội dung thương hiệu để tạo sự kết nối, ấn tượng tốt với khách hàng.

3. Phân biệt digital và marketing content

Sự khác nhau giữa digital content và marketing content là:


3.1 Khái niệm

  • Digital content: là những nội dung được phân phối trên kênh phương tiện truyền thông số Digital media.
  • Marketing content: là một chiến dịch marketing với các content có giá trị. 

3.2 Mục đích

  • Digital content: phục vụ một mục tiêu cụ thể như là quảng bá thương hiệu, tối ưu hóa mục tiêu cho khách hàng và tăng chuyển đổi…
  • Marketing content: tạo niềm tin và thúc đẩy khách hàng thực hiện những hành động tiếp theo.

3.3 Kênh phân phối

  • Digital content: Digital media
  • Marketing content: Tất cả các kênh truyền thông

4. Phân biệt seo và copywriter content

Seo content và copywriter content (copywriting) cũng là những khái niệm hoàn toàn khác nhau. Bạn có thể dễ dàng phân biệt được 2 khái niệm này dựa trên các tiêu chí như sau:


4.1 Khái niệm

  • Content SEO: là các dạng nội dung tối ưu hóa thứ hạng trên bộ máy tìm kiếm, tăng tỉ lệ người truy cập và website. 
  • Copywriting: là nội dung quảng cáo có tính sáng tạo cao, phục vụ một đối tượng khách hàng cụ thể để thuyết phục họ đưa ra một hành động   cụ thể.

4.2 Mục đích

  • Content SEO: cung cấp những nội dung giá trị, hữu ích để giúp người dùng hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ.
  • Copywriting: dựa vào insight cụ thể của khách hàng mục tiêu để cung cấp những nội dung với những giải pháp cụ thể giúp giải quyết đúng vấn đề, nỗi đau khách hàng.

4.3 Chuyển đổi hành vi

  • Content SEO: thời gian khá lâu, thường từ 3-6 tháng.
  • Copywriting: khách hàng có thể thực hiện ngay một hành động cụ thể sau một bài viết.

4.4 Dạng nội dung

  • Content SEO: thường là bài viết hoặc video
  • Copywriting: có thể là một slogan, tagline, đặt tên sản phẩm, kích bản quảng cáo, film ảnh…

4.5 Kênh phân phối

  • Content SEO: website
  • Copywriting: đa dạng các kênh, tùy vào từng chiến dịch cụ thể.

5. Các ứng dụng content trong marketing hiện nay

Content đóng vai trò quan trọng trong mỗi hình thức tiếp thị của doanh nghiệp, vì thế một content chất lượng sẽ góp phần tăng thêm sự thành công cho mỗi chiến dịch marketing. Sau đây là một số ứng dụng của content hiện nay.

5.1 Website

Website là một dạng nội dung tin tức, website chuyên cung cấp những thông tin bài viết về một ngành nghề bạn kinh doanh, những nội dung hữu ích liên quan dựa trên quan điểm cá nhân của tổ chức, cá nhân nào đó tới nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu.

Website là một trong những sự lựa chọn hàng đầu hiện nay của mỗi doanh nghiệp bởi người dùng có thể chủ động cập nhật thông tin, không bị phụ thuộc vào những đơn vị khác, tự xây dụng content theo chiến lược của mình và tiếp cận khách hàng một cách miễn phí.

Khi nội dung của website càng chất lượng, bạn sẽ được các bộ máy tìm kiếm đánh giá cao, từ đó thứ hạng tìm kiếm của sẽ tăng và giữ top, bạn sẽ sở hữu được lượng traffic khủng mỗi tháng và hoàn toàn miễn phí.

Vai trò của webiste mang lại:

  • Khuyến khích khách hàng cũ tiếp tục ghé thăm webiste để theo dõi các bài chia sẻ hữu ích.
  • Nuôi dưỡng người dùng trở thành những khách hàng tiềm năng
  • Xây dựng lòng tin với đối tượng người dùng chưa từng biết đến doanh nghiệp
  • Webiste còn là một phương tiện truyền thông cho các loại content marketing khác như eBook, Videos và cả Infographic.

>> Các bạn xem thêm cấu trúc website chuẩn seo

5.2 Facebook

Facebook là kênh truyền thông với những dạng nội dung ngắn, sáng tạo giúp tạo ấn tượng và thu hút người dùng ngay lập tức. Các dạng nội dung trên facebook cực kỳ đa dạng, có thể là bài post, có thể là video ngắn, có thể là hình ảnh hoặc infographic.

Facebook là nơi để kết nối và điều hướng khách hàng tới website hoặc những kênh truyền thông khác, hoặc cũng có thể mang lại tỉ lệ chuyển đổi trực tiếp bằng những hành động cụ thể nhưng phải có sự hỗ trợ của quảng cáo.

Ngày nay, số lượng người sử dụng facebook cực lớn, do đó bạn có thể sử dụng kênh truyền thông mạnh xã hội này để:

  • Kết nối khách hàng, điều hướng và tăng lượng truy cập cho website.
  • Nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu.
  • Tăng khả năng chuyển đổi, bán hàng.

5.3 Youtube

Yotube là kênh truyền thông với dạng nội dung video. Dạng nội dung video đang là một trong những xu hướng phổ biến gần đây. Thông qua mỗi video, người dùng có thể cảm nhận một cách trực quan nhất những thông tin về sản phẩm, thông điệp muốn truyền tải.

Content video là một trong những dạng content thu hút sự quan tâm và mang đến sự thỏa mãn khách hàng cao nhất hiện nay. Theo BrightCove chia sẻ thì các thương hiệu có sử dụng video có mức tăng trung bình 157% lưu lượng truy cập organic từ các công cụ tìm kiếm. Video cũng làm tăng 105% tỉ lệ thời gian ở lại trang web. 

Do đó, bạn không nên bỏ qua nội dung video với kênh truyền thông youtube cực lớn này nhé.

Với mỗi dạng nội dung sẽ có một vai trò và giá trị khác nhau nhưng tất cả đêu bổ trợ cho nhau và mục tiêu sau cùng là mang lại những hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. 

Mong rằng với những chia sẻ về các khái niệm content trên đây sẽ phần nào giúp bạn có cái nhìn rõ hơn để hỗ trợ cho công việc kinh doanh hiệu quả.

>> Các bạn xem thêm cách viết content chuẩn seo

Biên tập: Hồng Lê

BÀI VIẾT LIÊN QUAN