Trang chủ

Vật liệu XD

Quảng Cáo ADS

Bao bì

Thời trang

Tư vấn

Thú cưng

Ẩm thực

Seo Website

Liên hệ

Tin Mới
Sunday, 12/05/2024 |

Các món ăn từ thịt vịt

5.0/5 (1 votes)


Vịt là một loại gia cầm ở nước ta, được dùng để chế biến nhiều món ngon từ vịt và bổ dưỡng. Thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, dưỡng vị, giải độc, thịt vịt được coi là loại thuốc bổ thượng hạng, có tác dụng điều hoà ngũ tạng, lợi thủy, trừ nhiệt, bổ hư.


Trong thịt vịt có hàm lượng chất béo cao, cũng là một nguồn thực phẩm giàu và đa dạng chất dinh dưỡng. Nó chứa hầu hết là chất béo lành mạnh, bao gồm một lượng lớn chất béo không bão hòa đơn, là sự kết hợp của axit béo omega-3 và omega-6; và có hương vị thịt đậm đà. Hãy cùng, Báo Tin Nhanh tìm hiểu các món ăn từ thịt vịt nhé.



1. Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt

Thịt vịt là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt vịt có khoảng 25g Protein nhiều hơn so với thịt bò, heo, dê, cá và trứng.  Hàm lượng các chất như Canxi, Phốt Pho, Sắt, Vitamin (B1, B2, A, D, E), Acide Nicotic, … cũng rất cao có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe.




1.1 Ăn thịt vịt có tốt không?


Với một lượng thịt vịt vừa phải trong thực đơn hằng ngày sẽ mang đến cho bạn những lợi ích bất ngờ:

+ Giảm Cholesterol

Chất béo không bão hòa đơn trong mỡ vịt có thể giúp duy trì mức cholesterol HDL“tốt” mong muốn. Ngoài ra, nó có thể đóng một vai trò trong việc giảm mức độ cholesterol LDL “xấu”.

+ Tăng mức năng lượng

Thịt vịt có chứa hàm lượng cao các axit amin thiết yếu giúp cơ thể sản xuất năng lượng cho các hoạt động hằng ngày..

+ Tăng cường hệ thống miễn dịch

Là một nguồn cung cấp selen- chất chống oxy hóa quan trọng có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và chống viêm, ăn thịt vịt có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể.



+ Hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp

Tiêu thụ đủ lượng selen cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của tuyến giáp. Một phần khoảng 250 gram thịt vịt Pekin cung cấp hơn 50% giá trị selen hàng ngày.

+ Bảo vệ xương

Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ protein động vật, bao gồm cả ăn thịt vịt, có thể cải thiện mật độ và sức mạnh của xương.

+ Giảm nguy cơ bệnh tim

Trong khi dầu cá được coi là nguồn cung cấp axit béo omega-3, hàng đầu, thì thịt vịt cũng chứa nhóm axit này và có lợi cho tim mạch.

1.2 Thịt vịt hỗ trợ chữa bệnh gì?

Vào những ngày thời tiết mùa hè nóng nực, thịt vịt luôn là nguồn Protein được ưu tiên hàng đầu vì tính mát, dễ ăn. Những món ngon từ vịt có khả năng phòng chống, hỗ trợ chữa những bệnh như sau:


 

  • Người bị thiếu máu, suy nhược cơ thể
  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, phù nề tiểu ít
  • Tăng huyết áp, bị mất ngủ hay quên
  • Hen suyễn, thiếu máu

Lương y Vũ Quốc Trung cho biết thêm: “Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư, ngay cả trong quá trình hóa trị, xạ trị”.


2. Các món ăn chế biến từ thịt vịt

Thịt Vịt là một trong những món ăn miền nam rất được ưa thích hiện nay, thịt vịt được chế biến rất nhiều món ăn. Các món ăn từ thịt vịt đều rất ngon và bổ dưỡng. Hãy cùng, Báo tin nhanh tìm hiểu qua nhé.

2.1 Thịt vịt kho gừng

Thịt kho gừng là một trong những món ăn ngon và bổ dưỡng, hãy cùng Báo tin nhanh tìm hiểu nhé.




+ Nguyên liệu làm Vịt kho gừng:


Thịt vịt, gừng, hành, tỏi, ớt, rượu trắng, nước mắm, gia vị thông dụng 


+ Sơ chế nguyên liệu


Bước 1: Khứ mùi


  • Gừng rửa sạch, cắt làm đôi,1 nửa cắt lát để ngâm khử mùi vịt.  
  • Ớt bỏ cuống, rửa sạch rồi cắt nhỏ. Hành tỏi lột bỏ vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn.
  • Vịt mua về rửa sạch, để khử mùi hôi của vịt, bạn ngâm thịt vịt với hỗn hợp nước, rượu trắng và gừng cắt lát khoảng 10 phút.  

Sau đó rửa sạch, để ráo nước và chặt miếng vừa ăn.


Bước 2: Ướp thịt vịt


  • Ướp thịt vịt với 1 muỗng cà phê đường
  • 1 muỗng cà phê hạt nêm
  • 1/2 muỗng cà phê bột ngọt
  • 1/2 phần hành tím và tỏi băm và toàn bộ phần gừng cắt sợi. 

Bạn trộn đều và ướp trong khoảng 5 phút để thịt thấm đều gia vị, 

Bước 3: Làm nước màu và xào thịt


  • Bắc chảo lên bếp, cho 2 muỗng cà phê đường vào chảo, đun dưới lửa nhỏ đến khi đường chảy ra, tạo thành màu nâu cánh gián đẹp mắt thì bạn cho tiếp 1/2 phần hành tím và tỏi băm còn lại vào.
  • Bạn tiếp tục đảo đều tay đến khi hành tím và tỏi dần săn lại và tỏa hương thơm thì cho thịt vịt, ớt và gừng vào, xào đều tay khoảng 2 phút.


Bước 4: Kho thịt vịt với gừng


  • Xào thêm 3 phút để thịt vịt săn lại. 
  • Bạn cho vô thêm 200ml nước lọc và nấu thêm khoảng 5 phút.
  • Sau 5 phút, cho thêm 1 muỗng canh nước mắm và đun ở lừa nhỏ thêm 5 phút nữa, nêm nếm lại cho vừa với khẩu vị gia đình bạn và tắt bếp.

Bước 5: Thành phẩm


  • Món vịt kho gừng sau khi hoàn thành có hương vị thơm ngon và cực hấp dẫn.
  • Thịt vịt mềm, vẫn giữa được độ béo và độ dai hòa quyện cùng gia vị cực đậm đà và vừa ăn, kèm chút cơm trắng nữa thì hao cơm phải biết đấy. Trổ tài vào bếp nào bạn nhé.

2.2 Thịt vịt quay bắc kinh


+ Nguyên liệu làm vịt bắc kinh gồm có:


Con vịt, màu gạch tôm, mạch nha, hành tím, gừng, tỏi, giấm trắng, giấm đỏ, rượu trắng,chanh, ớt, hành lá, gia vị, dầu ăn, tương hột, hạt nêm, muối, đường, bột ngọt, tiêu, ngũ vị hương


+ Cách sơ chế


Bước 1: Sơ chế thịt vịt


Để khử mùi hôi từ lông vịt chúng ta cần chuẩn bị 


  • 50g gừng đập dập cho vào 150ml nước lọc, 
  • 2 muỗng canh muối
  • 2 muỗng canh rượu trắng và khuấy đều.


Các bạn cho vịt vào một thau lớn sau đó cho hỗn hợp vừa pha thoa lên toàn bộ con vịt trong khoảng 5 - 10 phút rồi đem rửa lại với nước sạch và để ráo.


Bước 2: Làm gia vị ướp thịt vịt


Các bạn bắt một cái chảo lớn lên bếp cho vào 1 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng canh tỏi băm, 1 muỗng canh hành tím băm rồi các bạn mở lửa nhỏ xào cho thơm.


Sau khi phi thơm các bạn đổ hành tỏi ra tô cho thêm 


  • 2 muỗng cà phê muối, 
  • 3 muỗng cà phê bột ngọt, 
  • 2 muỗng cà phê hạt nêm, 
  • 2,5 muỗng cà phê đường, 
  • ½ muỗng cà phê tiêu xay, 
  • Khoảng 3g ngũ vị hương rồi trộn đều lên.

Tiếp theo các bạn cho hết gia vị vào bụng con vịt, thoa đều trong bụng vịt rồi cho đầu hành lá vào rồi dùng xiên que may bụng con vịt và dùng chỉ buộc lại cho chắc.




Bước 3: Pha màu ướp vịt


  • Các bạn dùng nửa chén giấm đỏ,
  • 2 muỗng canh nước cốt chanh
  • 2 muỗng canh giấm trắng
  •  50ml nước lọc
  • 1 muỗng canh mạch nha
  • 1 ít màu gạch tôm
  • 1 muỗng canh nước ấm rồi hòa tan

Các bạn bắt một chảo nước lớn đun sôi chần sơ vịt qua nước sôi để da vịt săn lại rồi mới quét màu lên. Các bạn để con vịt vào một cái thao lớn sau đó dùng cọ quét hỗn hợp vừa pha lên đều khắp cả con vịt rồi phơi nắng 3 tiếng.


Bước 4: Chiên vịt


Các bạn bắt 1 chảo dầu lớn để chiên vịt ngập trong dầu, nhiệt độ chiên tầm khoảng 120 độ C. Các bạn lưu ý đừng mở lửa lớn quá. Các bạn chiên trong 120 phút là vịt chín, sau đó các bạn vừa chiên vừa xối dầu lên vịt.


Sau khi vịt chín các bạn vớt ra treo vịt lên nếu như móc treo còn không có thì bạn vớt ra mâm để ráo dầu rồi chặt thành miếng vừa ăn.


Bước 5: Làm nước chấm ăn vịt quay Bắc Kinh


  • Các bạn dùng 1 chén nước lọc cho vào 1/2 muỗng tương hột xay, 
  • 1 muỗng đường
  •  1/3 muỗng bột ngọt và 1/2 muỗng muối khuấy đều. 


Sau đó, bắt chảo lên bếp phi thơm hành tím, tỏi băm rồi cho hỗn hợp trên trong khoảng 5 phút rồi cho thêm 1 chút xíu nước cốt chanh và tiêu xay vào là được. Các bạn có thể nêm nếm lại cho phù hợp khẩu vị nha.


Bước 6: Thành phẩm


2.3 Thịt vịt nấu chao


+ Nguyên liệu của vịt nấu chao


Con vịt, khoai môn, chao,tỏi, hành tím, ớt, đường, dầu điều, nước mắm, nước dừa tươi.


+ Cách chế biến 


Bước 1: Ướp vịt nấu chao


  • Thịt vịt ướp với tỏi
  • Hành tím 
  • ớt băm nhuyễn 2 muỗng canh đường
  •  ¼ muỗng cà phê muối 2 muỗng canh nước chao và khoảng 5 – 6 miếng chao, trộn đều và ướp khoảng 30 – 45 phút cho thịt vịt thật thấm.

 Bước 2: Chiên khoai môn cho mềm


Khoai môn bạn cắt nhỏ thành từng khối, bắc chảo và cho vào đó khoảng dầu với khoảng ½ chén con dầu ăn. Khi dầu nóng sôi, bạn thả khoai môn vào chiên cho vàng mềm, khi khoai đã vàng và mềm, bạn vớt khoai ra và thấm bớt dầu.




Bước 3: Nấu chín thịt vịt


Bạn cho vào nồi dầu ăn, sau đó phi thơm hành, tỏi băm. Khi hành, tỏi thơm, bạn cho thịt vịt đã ướp vào đảo cho đến khi thịt săn lại thì cho vào 2 muỗng canh dầu điều. Dầu điều sẽ giúp thịt vịt có màu đẹp mắt hơn.


Bạn tiếp tục cho vào nồi thịt vịt đang nấu 350ml nước dừa tươi, vặn nhỏ lửa, đậy nắp nồi và nấu cho thịt mềm trong khoảng 10 – 15 phút. Lúc này, bạn cho khoai môn đã chiên trước vào cùng với khoảng 500ml nước nữa.


Bước 4: Pha nước chấm chao


Thịt vịt nấu chao thì không thể nào bỏ qua bước pha nước chấm chao được. Cách pha cũng rất đơn giản, bạn thực hiện theo công thức sau đây nhé:


  • 2 muỗng canh nước chao
  • 2 miếng chao 
  • 3 muỗng canh nước sôi để ấm
  • 1 muỗng canh đường
  • muỗng canh nước cốt chanh,1 chút ớt băm
  • dằm nhuyễn miếng chao

Khuấy đều cho đường tan và cuối cùng, bạn có thể nêm thêm đường nếu vẫn chưa cảm thấy vừa miệng.


Bước 5: Thưởng thức


Giờ thì tất cả mọi thứ đã sẵn sàng rồi, chỉ việc thưởng thức nữa thôi.

Bạn có thể nhúng cải bẹ xanh tươi vào nước lẩu chao cho mềm để ăn kèm cho đỡ ngán. Ngoài ra, món vịt nấu chao này cũng thường được ăn chung với bún tươi hoặc cơm trắng nóng hổi đều ngon.


2.4 Thịt vịt kho sả


+ Nguyên liệu làm vịt kho sả


Thịt vịt, ớt, hành tím, tỏi,sả, chanh, nước mắm, nước màu thốt nốt, dầu ăn, gia vị, hạt nêm, muối,bột ngọt.


+ Cách chế biến Vịt kho sả


Bước 1: Sơ chế nguyên liệu


Để khử mùi hôi của vịt, bạn chà xát hỗn hợp muối và chanh lên bề mặt thịt vịt, sau đó rửa thật sạch với nước. Sau đó, chặt thành khúc nhỏ vừa ăn, để ra rổ cho ráo nước.

Sả rửa sạch rồi bào mỏng, cho hành, tỏi và ớt vào máy xay nhuyễn.


Bước 2: Ướp vịt


Sau khi vịt đã ráo nước, đổ vào thau để ướp vịt, 


  • Bạn cho vào 1/2 muỗng canh hạt nêm, 
  • 1 muỗng cà phê muối, 
  • 1/3 muỗng cà phê bột ngọt,
  •  3 muỗng canh nước mắm 
  •  2 muỗng canh nước màu thốt nốt.

Trộn đều và ướp trong 15 phút cho vịt thấm gia vị.




Bước 3: Kho vịt


Bắc nồi lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn, đợi dầu nóng thì bạn cho hỗn hợp hành, tỏi và ớt đã xay nhuyễn vào, phi thơm lên.


Tiếp đến, bạn cho phần sả còn lại vào, đảo đều khoảng 2 phút thì cho thịt vịt vào, đảo đều rồi kho trong khoảng 20 - 30 phút.


Sau khoảng 30 phút, cho vào thêm 100ml nước lọc vào, kho thêm 10 phút nữa, nêm nếm lại cho hợp khẩu vị gia đình bạn rồi tắt bếp.


Bước 4: Thành phẩm


Vịt kho sả sau khi hoàn thành có màu nâu đẹp mắt, phần thịt thơm, béo mềm, thấm đẫm gia vị. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị đậm đà, mặn mà, vừa miệng, chắc chắn sẽ khiến gia đình bạn thích mê chỉ với miếng đầu tiên.


2.5 Thịt vịt giả cầy


+ Nguyên liệu 


 Vịt, riềng, tỏi, gừng, mẻ, gia vị, bột nghệ, mắm tôm, đường, nước mắm, muối, hạt nêm)


+ Cách chế biến


Bước 1:Sơ chế nguyên liệu


Vịt mua về rửa sạch với muối, lấy chanh xát bên ngoài bên trong vịt, nhặt hết lông tơ.

Gừng giã nhỏ, trộn với muối rồi xát lên mình vịt cho đến khi hết mùi hôi của thịt vịt. Sau đó, nướng vịt sơ qua bằng than đến khi da vịt hơi cháy xém dậy lên mùi thơm.


Riềng, sả cạo vỏ rửa sạch, giã nhỏ. Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn. Ớt xắt miếng.




Bước 2: Ướp thịt vịt


Bạn chặt vịt đã nướng thành từng miếng vừa ăn


  • Ướp với 1 thìa riềng giã nhỏ
  • ½ thìa tỏi băm, 
  • 3 thìa mẻ,
  • 1 thìa muối, 
  • 1 thìa mắm tôm,
  • 1 thìa cà phê bột nghệ 
  • 3 thìa cà phê hạt nêm.

Để thịt ướp khoảng 30 phút – 1 tiếng.

3. Cách chọn thịt vịt ngon

Đề có được món thịt vịt ngon, khâu chọn Vịt rất quan trọng, hãy cùng Báo Tin Nhanh tìm hiểu cách chọn vịt ngon như sau nhé.


  • Những con vịt ngon là những con có phần ức tròn, phần da cổ và da bụng dày. 
  • Bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách kéo hai cánh vịt lại với nhau nếu thấy chúng vừa đủ đan chéo vào nhau thì nên mua.
  • Nếu bạn mua vịt làm sẵn thì nên chọn những con có lớp da màu vàng nhạt, không xuất hiện nhiều vết loang lỗ hay vết bầm.





Các chị em nội trợ, thịt vịt đực sẽ ngon, thơm và ngọt thịt hơn vịt cái. Vịt đực đầu to, mỏ cứng, nhỏ, mông bé, kêu to, da bụng, da cổ dày, ức tròn, to xách lên cảm thấy nặng, chắc thịt. Khi nấu, vịt ngọt sẽ ra ít nước, khô, chắc thịt và có mùi thơm đặc trưng của thịt vịt. Sau đây là một số câu hỏi khi ăn thịt vịt


4.1 Mẹ bầu có ăn thịt vịt được không


Câu trả lời giải đáp cho thắc mắc bầu ăn thịt vịt được không là  thể ăn được. Bởi trong thịt vịt chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng bao gồm các loại vitamin, protein, khoáng chất, sắt photpho, canxi,... cần thiết và tốt cho cơ thể. Nhờ thế, các mẹ bầu ăn thịt vịt có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.




Bà bầu hoàn toàn có thể thưởng thức thịt vịt này miễn là bạn chế biến cẩn thận. Bạn nên nấu thịt vịt ít nhất là 80°C trước khi ăn trong thời gian mang thai. 


Phụ nữ mang thai nên tránh ăn thịt vịt khi chưa được nấu chín vì điều này có thể khiến bạn bị nhiễm một số vi khuẩn có hại dẫn đến những biến chứng khi mang thai hết sức nghiêm trọng. Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn thịt vịt nếu bạn dễ bị dị ứng.


  • + Cung cấp những protein cần thiết
  • + Thúc đẩy quá trình trao đổi chất
  • + Bà bầu ăn thịt vịt để hỗ trợ chức năng tuyến giáp
  • + Cải thiện sức khỏe hệ thần kinh
  • + Tăng tế bào hồng cầu

4.2 Sau sinh có ăn được thịt vịt không


Phụ nữ mới đẻ xong, đang ở cữ ăn thịt vịt được không? Có thể nói, ăn thịt vịt sẽ cung cấp cho mẹ rất nhiều năng lượng. Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến cho rằng phụ nữ sau sinh KHÔNG nên ăn thịt vịt. Chúng ta sẽ cùng làm rõ vấn đề này nhé:





- Theo Đông y, thịt vịt là thực phẩm có tính hàn mạnh, không tốt đối với cơ thể của mẹ sau sinh. Bởi khi mẹ mới sinh em bé, cơ thể còn khá yếu, các cơ quan tiêu hóa chưa hoạt động bình thường. Chính vì vậy, việc ăn đồ ăn có tính hàn lúc này sẽ ảnh hưởng không tốt đến cơ thể mẹ. Thêm vào đó, chất đạm có trong thịt vịt quá nhiều, dễ khiến mẹ bị khó tiêu, đau bụng.


- Theo mặt Tây y, các bác sĩ không bắt buộc mẹ phải kiêng ăn thịt vịt sau khi sinh,thậm chí, các chuyên gia y tế cho rằng, mẹ sau sinh thường có thể yên tâm ăn thịt vịt. Bởi thịt vịt là một thực phẩm bổ máu, nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ cũng chỉ nên ăn thịt vịt với tần suất vừa phải, không nên quá thường xuyên và cần được chế biến chín, đảm bảo vệ sinh.


4.3 Mẹ đẻ mổ ăn thịt vịt được không


Theo thông tin ở trên, các mẹ sinh thường có thể ăn thịt vịt sau khi sinh em bé. Vậy các mẹ sinh mổ có ăn thịt vịt được không?  Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo rằng, các mẹ sau sinh mổ KHÔNG nên ăn thịt vịt.





Bởi vì:


  • Thịt vịt có tính hàn, không phù hợp với sức khỏe của những mới trải qua phẫu thuật.
  • Trên da thịt vịt có chứa nhiều cholesterol xấu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, khiến vết mổ sau sinh khó lành, cơ thể mẹ sau sinh mổ sẽ sản sinh ra một loại dịch tế bào giúp vết thương nhanh lành.
  • Tuy nhiên, nếu mẹ ăn thịt vịt, lượng protein quá nhiều trong thịt có thể khiến phần dịch trên bị sản sinh quá nhanh. 
  • Hậu quả dẫn đến phần thịt bên trên bị lồi ra, gây sẹo lồi mất thẩm mỹ.

Trên là bài viết chia sẽ về thịt vịt và các món ăn chế biến từ thịt vịt ngon và bổ dưỡng. Và một số câu hỏi về người ăn thịt vịt nên kiêng.


>> Các bạn xem thêm món ăn từ thịt gà

Biên tập: Ms Dep

BÀI VIẾT LIÊN QUAN