Trang chủ

Vật liệu XD

Quảng Cáo ADS

Bao bì

Thời trang

Tư vấn

Thú cưng

Ẩm thực

Seo Website

Liên hệ

Tin Mới
Friday, 10/05/2024 |

Âm nhạc

5.0/5 (1 votes)

Không biết từ bao giờ âm nhạc được xem như là “món ăn tinh thần” cho mọi người. Người ta khi vui cũng nghe nhạc, khi buồn cũng tìm đến âm nhạc như để tìm thấy chính mình trong những giai điệu âm thanh đó.

Âm nhạc 

Vậy có bao giờ bạn tự hỏi âm nhạc là gì? Tại sao người ta lại nghe nhạc? Tại sao người ta lại ca hát chưa? Nếu chưa thì hãy tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Âm nhạc là gì?

Âm nhạc có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng có thể hiểu đơn giản âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh (chất giọng) để diễn đạt tình cảm, xúc cảm của con người.


1. 1 Các loại âm nhạc cơ bản

Đến hiện tại ,âm nhạc được chia ra hai thể loại chính: thanh nhạc và khí nhạc. 

a) Thanh nhạc là gì?

Thanh nhạc là bộ môn nghệ thuật nghiên cứu, có sự phối hợp giữa ngôn ngữ và âm thanh. Trong thanh nhạc, giọng hát của ca sĩ được xem như là nhạc cụ chính của bài.

b) Khí nhạc là gì?

Khí nhạc là loại âm nhạc thuần túy được viết riêng cho các loại nhạc cụ diễn tấu, trừu tượng, gây cảm giác và sự liên tưởng cho người nghe.

1.2 Vai trò của âm nhạc trong cuộc sống

Âm nhạc là một bộ môn, một nghề chơi khắt khe chỉ dành cho những người có năng khiếu chứ không dành cho tất cả mọi người, nhưng đối tượng phục vụ của âm nhạc là dành cho tất cả mọi người. Âm nhạc có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, nhất là đối với cuộc sống hiện đại ngày nay.

a) Âm nhạc giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi

Những lúc mệt mỏi căng thẳng, bật một bài nhạc mình yêu thích, hòa vào cùng giai điệu bài hát sẽ giúp bạn cải thiện tinh thần hiệu quả. Bởi vì các hooc-môn gây căng thẳng trong cơ thể sẽ bị hạn chế và giảm đi đáng kể, giúp cơ thể chống lại các triệu chứng gây căng thẳng kéo dài.

b) Âm nhạc “nơi cảm xúc thăng hoa”

Âm nhạc được chia ra thành các dòng, các trường phái, các thể loại, các nhóm khác nhau để phục vụ nhiều đối tượng khác nhau. Mỗi người sẽ có một trường phái nghe nhạc riêng, mà ở đó bạn như tìm thấy chính mình, đồng điệu trong từng bản nhạc, để rồi lúc này chính là lúc bạn cảm thấy cảm xúc mình trở nên thăng hoa nhất.

c) Âm nhạc giúp kết nối mọi người lại với nhau

Âm nhạc là món ăn tinh thần cho cả nhân loại, nó gắn bó mọi người khác dòng máu, màu da, dân tộc, vị trí địa lý, quan điểm chính trị, đẳng cấp lại với nhau - nhưng nghe xong thì lại tách họ ra, trả họ về chỗ cũ.

Là nỗi lòng của người chơi gửi gắm vào bản nhạc, san sẻ cho người nghe, và là sự đồng cảm của người nghe cảm thụ những chia sẻ của người chơi.

d) Tăng cường khả năng ghi nhớ

Lựa chọn những bản nhạc phù hợp như nhạc piano không lời, nhạc cổ điển, nhạc Baroque… giúp con người tập trung, tăng khả năng ghi nhớ, thậm chí tăng IQ… Nhờ vậy mà, chúng ta có thể tập trung ghi nhớ tốt hơn trong học tập và làm việc.

e) Thúc đẩy một giấc ngủ ngon

Nghe nhạc sẽ đưa chúng ta vào giấc ngủ sâu, với một trạng thái thư giãn. Một nghiên cứu cho thấy những sinh viên nghe nhạc cổ điển thư giãn trong 45 phút trước khi đi ngủ thường sẽ ngủ ngon hơn so với những người nghe audiobook hoặc không nghe gì cả.

2. Lịch sử âm nhạc Việt Nam

Lịch sử âm nhạc Việt Nam như một dòng chảy bất tận liên tục với nhiều nhánh nhỏ khác nhau, nhiều thể loại âm nhạc khác nhau. Tất cả những điều đó đã tạo nên một lịch sử âm nhạc Việt Nam với đầy đủ những sắc thái khác nhau mang đến cho người thưởng thức nhiều cung bậc cảm xúc. 

Lịch sử âm nhạc Việt Nam được chia thành nhiều thời kỳ, giai đoạn. Mỗi giai đoạn âm nhạc Việt đều thể hiện ý nghĩa riêng và có nét đặc trưng riêng. 

2.1 Âm nhạc Việt Nam giai đoạn sơ khai

Âm nhạc Việt Nam bắt đầu từ những nền văn minh đầu tiên qua những phát hiện khảo cổ về những nhạc cụ và tranh vẽ trong hang đá. Mà tiêu biểu nhất là chiếc trống đồng Đông Sơn. 

Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước. Tuy nhiên chức năng chủ yếu của trống đồng vẫn là chức năng của một nhạc khí. 

2.2 Âm nhạc Việt Nam giai đoạn bị đô hộ

Sang đến thời kì bị giặc phương Bắc xâm chiếm, nền âm nhạc nước ta lại chịu ảnh hưởng nặng nề của nền văn hóa Trung Hoa.  Thời kỳ này các nhạc cụ như đàn tỳ bà, đàn tranh, đàn nhị được sử dụng rất nhiều.

Ngoài ra, âm nhạc thời kỳ này cũng ảnh hưởng của các nền văn hóa khác như Ấn Độ, Chăm Pa,... Nên âm nhạc Việt Nam giai đoạn này là sự dung hòa của những yếu tố ảnh hưởng từ nước ngoài với những nét nổi bật vốn có của âm nhạc truyền thống, từ đó tạo nên những loại hình âm nhạc cổ truyền của từng vùng miền như hát xẩm, chèo, ca trù, hò, cải lương, đờn ca tài tử, nhã nhạc cung đình Huế, quan họ,...

Giai đoạn tiếp theo là sự đô hộ của Thực dân Pháp, thời kỳ này âm nhạc Việt Nam cũng có ảnh hưởng từ âm nhạc Phương Tây. Đây đồng thời cũng là tiền đề cho sự ra đời của tân nhạc Việt Nam vào cuối thập niên 1930 với dòng nhạc tiền chiến. 

Và nối tiếp là thời gian đất nước chia đôi 2 miền Nam - Bắc. Tại miền Bắc, nhạc cách mạng hay còn gọi là nhạc đỏ ra đời sau năm 1945 với sự xuất hiện của nhiều nhạc sĩ mà sau này trở thành trụ cột của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. Các ca khúc nhạc đỏ thường mang tính lý tưởng hóa gắn với cuộc sống xã hội, có không gian và thời gian cụ thể, thực tế hóa.

Trong khi đó tại miền Nam nhiều thể loại âm nhạc mới như nhạc vàng bolero, nhạc trẻ, du ca nở rộ và nhiều thể loại vẫn sống mãi đến tận bây giờ. Với lời ca rất đời thường, mộc mạc, nghe là hiểu là thấm, Bolero đã trở thành một trong những dòng nhạc được yêu thích nhất Việt Nam.

2.3 Thời kì thống nhất và phát triển

Sau khi Việt Nam thống nhất, nền âm nhạc Việt Nam có nhiều thay đổi thăng trầm. Trong nước các dòng nhạc vàng bị cấm hoàn toàn vì không phù hợp với chủ trương chính trị, các ca sĩ nhạc vàng được khuyến khích chuyển sang hát nhạc truyền thống cách mạng (nhạc đỏ). 

Nhiều ca sĩ & nhạc sĩ Việt Nam thời bấy giờ phải vượt biên sang định cư tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác, đồng thời nhiều bài hát tiền chiến và tình ca bị hạn chế lưu hành. Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra.

Đề tài sáng tác chủ yếu trong giai đoạn này là:

  • Ca ngợi lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngợi ca Đảng
  • Ca ngợi chiến công lẩy lừng của cuộc kháng chiến như
  • Tình yêu quê hương đất nước và tình yêu lứa đôi
  • Ca ngợi và phát động các phong trào lao động tập thể như Thanh Niên Xung Phong…

Sau Đại hội Đảng lần VI đề ra chủ trương đổi mới, văn hoá nghệ thuật cũng được cởi mở hơn, thể loại nhạc vàng dần được xuất hiện trở lại. 

Bên cạnh đó, đài truyền hình cũng tổ chức nhiều cuộc thi, giải thưởng về âm nhạc góp phần đưa hàng loạt ca sĩ trẻ nổi danh như: Mỹ Tâm, Đan Trường, Cẩm Ly, Mỹ Linh, Hồng Nhung, Thanh Lam, Quang Linh, Quang Dũng, Đức Tuấn, Tuấn Hưng, Đàm Vĩnh Hưng…    

Đến thời điểm hiện tại, nhạc giải trí dần thay thế nhạc truyền thống, ca khúc quần chúng lấn át giao hưởng thính phòng. Nhạc cổ truyền gần như không có điều kiện phát triển.  

Giới trẻ hoàn toàn bị cuốn theo các dòng nhạc ngoại nhập như K-pop, US-UK,…hay những dòng nhạc thị trường lúc bây giờ. Tuy nhiên, những bài hát này thường có “tuổi thọ” rất ngắn chứ không phải những giá trị lâu đời của nhạc cổ truyền hay giao hưởng thính phòng.

3. Các thể loại âm nhạc tại Việt Nam hiện nay

Âm nhạc Việt Nam có nhiều thể loại, nhiều phong cách khác nhau. Nhưng với cuộc sống hiện đại ngày ngay âm nhạc Việt Nam thường ưa chuộng các thể loại nhạc như: Bolero, Ballad, Pop, Rock, R&P…



3.1 Thể loại nhạc Bolero với những bài ca bất tử

Bolero là thể loại nhạc trữ tình với giai điệu chậm, có xuất xứ từ các nước Latin. Thể loại này bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ những năm 1950 với tên gọi bình dân như nhạc “sến”, nhạc “nước máy”.

Sau thời kỳ hoàng kim vào những năm trước 1975 và 1980 – 1990, nhạc Bolero trở lại mạnh mẽ khi một số ca sĩ hải ngoại từng nổi tiếng với dòng nhạc này như Giao Linh, Chế Linh, Hương Lan… về nước biểu diễn. 

Từ chỗ được hát tại phòng trà và phát hành băng đĩa, nhạc Bolero hiện tại được vinh danh trên những sân khấu lớn, trong các chương trình âm nhạc. Giữa sự lên ngôi của nhạc trẻ, nhạc hiện đại, Bolero vẫn có chỗ đứng riêng bởi sự đồng điệu sâu sắc với nhiều thế hệ, tầng lớp khán giả.

Sở dĩ nhạc Bolero được ưa chuộng cho đến ngày nay là do ca từ cũng như nhạc điệu mỗi bài hát dễ tạo nên cảm xúc khi nghe. Qua câu chuyện được kể trong từng tác phẩm, tình cảm và tâm tư của các nhân vật gặp được sự cộng hưởng của nhiều tâm hồn đồng điệu.

3.2 Nhạc Pop

Ắt hẳn đây là thể loại của nhạc đương đại và rất phổ biến trong làng nhạc đại chúng. Nhạc Pop thường được phân biệt với các thể loại khác nhờ một số đặc điểm về phong cách nghệ thuật như: nhịp nhảy hay nhịp phách, những giai điệu đơn giản dễ nghe, cùng với một số đoạn trong bài hát được lặp đi lặp lại.

Ở Việt Nam, đến cuối những năm 1990, Pop mới bắt đầu phát triển. Đây được xem như thời kỳ vàng son của làng nhạc Việt khi có tới 4 nữ ca sĩ được phong hàng diva: Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Nhung, Trần Thu Hà. Không chỉ tiên phong với dòng nhạc này, họ còn thành công rực rỡ khi ghi được tên tuổi của mình trong lòng khán giả.

V-pop ngày nay chịu ảnh hưởng bởi nền âm nhạc C-pop, K-pop, Âu-Mỹ,... tạo nên những mảng màu sắc mới trong âm nhạc Việt Nam. Các cuộc thi âm nhạc Việt Nam bùng nổ một cách mạnh mẽ tạo nên làn sóng phát triển nền âm nhạc Việt

3.3 Nhạc Rock

Cả nước hiện có hơn 50 ban nhạc rock. Rock Việt khá phong phú về thể loại và phong cách, có nhiều sáng tạo trong lối chơi loại nhạc bốc lửa này. 

Đề tài của rock Việt chủ yếu là tình yêu, vấn đề xã hội như giao thông, ma túy, môi trường, về những nỗi ám ảnh nội tâm, sức mạnh tiềm ẩn của con người… Một phần nguyên nhân, khi du nhập vào Việt Nam, thể loại rock đã có sự chọn lọc để thích nghi.

3.4 Nhạc R&B

R&B viết đầy đủ là Rhythm and Blues. Đây là loại nhạc tổng hợp của 3 dòng nhạc chính là Jazz, Blues và nhạc phúc âm. 

Mặc dù phong cách nhạc của các thể loại này khác nhau nhưng lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Dòng nhạc R&B là loại âm nhạc đại chúng, được biểu diễn lần đầu bởi người người Mỹ gốc Phi.

R&B trải qua nhiều năm phát triển và lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 1975. Tuy nhiên, mãi đến những năm 90 nhạc R&B   mới được nhiều người nghe biết đến hơn tại Việt Nam.

Một số bài nhạc R&B Việt Nam để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khan giả như:

  • Tóc ngắn – Nhạc sĩ Anh Quân
  • Cafe sáng – Nhạc sĩ Võ Thiện Thanh do Hà Anh Tuấn thể hiện.
  • Em trong mắt tôi – Nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường, ca sĩ Hoàng Hải thể hiện.

3.5 Nhạc Rap

Bắt nguồn từ Âu Mỹ ở những khu ghetto ở Hoa Kỳ, Rap thuộc văn hóa Hip hop là sự viết tắc của Rhythm – And – Poetry. Cách trình diễn mới lạ mang bản sắc rất riêng, có vần điệu và kết hợp với động tác nhảy hút mắt người xem.

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể “cảm” được nhạc Rap bởi vì rap không phải dành cho tất cả mọi người. Ngay tại Mỹ, nơi sản sinh ra rap cũng chỉ có một số nhỏ người nghe chấp nhận được, Rap đã từng không được thừa nhận một cách chính thức như những dòng nhạc thuần chủng kiểu pop, country, rock, R&B...

Tại Việt Nam, kể từ năm 2006 đến nay, rap Việt đã trở thành một làn sóng, cùng với thể loại nhạc hip hop, rap hip hop đã được giới nghe nhạc trẻ tuổi yêu thích. Đặc biệt năm 2020, nhiều chương trình về nhạc Rap ra đời giúp Rap gần hơn với khán giả Việt.

>> Các bạn xem thêm nhạc acoustic là gì

4. Bảng xếp hạng âm nhạc Việt Nam

Báo tin nhanh xin chia sẻ đến các bạn Top 10 bài hát bảng xếp hạng âm nhạc Việt Nam của chúng tôi, bảng xếp hạng này dựa trên các số liệu thống kê, bao gồm lượt nghe, yêu thích, bình luận, chia sẻ. Hy vọng, các bạn có những giây phút thư giản cùng âm nhạc tại Nhacviet.com.vn

1. Sóng Gió: Jack K-ICM

2. Có tất cả nhưng thiếu anh: Karik

3. Thay tôi yêu cô ấy: Thanh Hưng

4. Nếu ngày ấy: Soobin Hoàng Sơn

5. Ai là người thương em: Quân A.P

6. Tìm em trong mơ: Chi Dân

7. Chạm đáy nổi đau: Erik 

8. Yêu để trưởng thành: OnlyC

9. Ghen (remix): Erik, MIN, Khắc Hưng

10. Hãy trao cho anh: Sơn Tùng M-TP, Snoop Dogg

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn Âm nhạc là gì? Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn nhiều thông tin hữu ích.

>> Các bạn xem thêm danh sách các phòng trà nhạc bolero hay tại TPHCM

Tác giả: khoatrinh